Skip to main content
logo-truyenbiz.net

Chương 2: C2: Bác bảo vệ

3:40 sáng – 09/09/2024

Bạn đang đọc truyện online miễn phí Chương 2: C2: Bác bảo vệ tại dưa leo tr

Nhìn người nọ xoay người đi Diệp Dạng mới thở phào nhẹ nhõm, bác bảo vệ khi nãy cũng bắt chuyện với cậu:

“Cậu bé này, buổi tối ở đây làm gì sao không về nhà?”

Diệp Dạng lựa lời nói dối:

“Cháu không phải người bản địa… Ra ngoài chơi nhưng lại lỡ làm mất giấy chứng minh rồi ạ…”

Bác ấy không nghi ngờ gì, chỉ thở dài:

“Đúng là nghe giọng cháu hơi lạ. Nhưng hôm nay là mùng bốn mà không ở nhà sao?”

Bác bảo vệ không chú ý tới sự chần chừ của Diệp Dạng, tiếp tục lải nhải nói:

“Mất giấy chứng minh thì đi làm lại thôi, bây giờ xin cấp lại cũng nhanh lắm tầm một tuần là được. Cháu sao không gọi điện về nhà nhờ người thân tới đón?”

“… Trong nhà không có người lớn ạ, chỉ có ông bà cháu tới không được.”

Dù sao cậu cũng đã nói dối, chỉ có thể đâm lao thì theo lao, tiếp tục nói dối.

“Cậu bé cũng khó khăn quá nhỉ.”

Bác bảo về nói thầm một câu.

Ngay lúc Diệp Dạng vừa đến đây, bác bảo vệ đã để ý thấy cậu. Cậu thanh niên này cứ mãi gọi điện thoại sau đó đi đến khách sạn đối diện lại vòng về. Bác khẽ thở dài, thấy tội chàng trai trẻ này.

“Không có giấy chứng minh thì đêm nay cháu ở đâu? Không ở khách sạn được đúng không? Không tìm được chỗ khác thì có muốn qua phòng bảo vệ của bác không? Ít nhất nó vẫn ấm áp hơn bên ngoài.”

Diệp Dạng do dự hồi lâu, cuối cùng vẫn đi theo bác ấy trở lại phòng bảo vệ. Vừa bước vào hơi ấm ở bên trong đã ập đến, xua đi cái lạnh như cắt da cắt thịt bên ngoài.

“Mệt lắm không?”

Bác ấy nhìn sắc mặt của cậu rồi đưa cho cậu một chiếc áo khoác mùa đông thật dày.

“Cháu ngồi đây dựa tạm lên bàn mà ngủ, điều kiện ở đây không tốt lắm được cái ấm áp, cháu nghỉ ngơi đi.”

Diệp Dạng dưới sự chỉ dẫn của bác bảo vệ ngồi xuống, áo khoác rất rộng bao phủ được cả cơ thể của cậu. Diệp Dạng nói lời cảm ơn với bác ấy, chỉ có điều giọng điệu hơi cứng ngắt, cậu không biết nên cảm tạ lòng tốt của một người xa lạ như thế nào.

Từ khi sinh ra đến nay, Diệp Dạng đã sống mười bảy năm, ý tốt và ấm áp như vậy cảm nhận được không nhiều lắm.


Bác bảo vệ bật một chiếc radio kiểu cũ lên, âm thanh rè rè phát ra một đoạn nhạc xưa cũ, bác ấy cũng khẽ ngâm nga theo giai điệu bài hát.

Dường như sợ quấy rầy Diệp Dạng đang nghỉ ngơi âm thanh của radio rất nhỏ, giai điệu du dương của bài hát xa xưa ấy mang theo một loại cảm giác vừa nặng nề vừa nhẹ nhàng, đối với Diệp Dạng lúc này mà nói giống như một bài hát ru vậy.

Có lẽ do quá mệt mỏi, sự căng thẳng cả một ngày hoặc cũng có thể là suốt mười mấy năm qua cuối cùng cũng đã được thả lỏng hoặc có thể hiện tại quá đỗi ấm áp mà Diệp Dạng rất nhanh đã ngủ say.

Cậu tự nhủ:

“Sẽ chẳng có gì tệ hơn nữa đâu, ngủ thôi…”



Diệp Dạng nhìn thấy một đứa bé trai bảy tám tuổi, nó đang ngồi xổm bên bờ sông. Gió lạnh thổi qua từng trận rét buốt, bên dưới hai tay nó là một mớ quần áo lẫn lộn.

Nó mang bao tay chà đi chà lại đống quần áo, nhưng bao tay đó quá mỏng manh không ngăn được dòng nước lạnh lẽo tràn vào. Cậu thấy tay nó run lên sau đó cả người nó cũng run lẩy bẩy.

Bốn phía lặng yên không một tiếng động, không có một chút âm thanh của sự sống, trong lòng cậu chợt dâng lên một nỗi sợ hãi, có khi nào sau lưng bỗng xuất hiện thứ gì đó đấy cậu xuống dòng sông sâu hun hút kia không.

Bỗng có một làn sương mù xuất hiện, đứa trẻ ngồi xổm ở đó giống như bị sương mù mê hoặc… Đột nhiên từ trong nước xuất hiện một con quái vật bốn mặt (*), kéo nó vào trong nước.

Đến khi Diệp Dạng ý thức được thì cậu đã biến thành đứa trẻ đó, cậu hốt hoảng kêu cứu nhưng kinh hãi phát hiện chẳng thể phát ra được bất kỳ âm thanh nào, bên trong cổ họng như chứa đầy kim loại vậy, nặng nề đến mức không thể thở.

Cậu không biết do giọng nói của mình có vấn đề hay thính giác của mình có vấn đề, mà không ai nghe thấy lời kêu cứu của cậu.

Chẳng có một ai đến, không ai cứu cậu cả.

Cơ thể cậu kiệt sức dần dần chìm xuống, dòng nước xộc thẳng vào mũi và cổ họng cậu như muốn xé rách lục phủ ngũ tạng ra, hai tay cậu vẫn giãy giụa một cách tuyệt vọng trong nước, nhưng cũng không thể nắm được thứ gì…

“Cậu bé à?”

Diệp Dạng cảm giác ai đó đang gọi mình, thanh âm là lạ có chút quen thuộc nhường như đã nghe được ở đâu, cậu khó khăn mở hai mí mắt dính vào nhau ra.

Bỗng có một bàn tay vỗ lên vai cậu, Diệp Dạng lúc này mới giật mình tỉnh lại, trong lúc vô ý làm rơi hộp khăn giấy trên bàn, phía sau vang lên tiếng chào hỏi quan tâm:

“Làm sao vậy? Cháu gặp ác mộng à?”

Diệp Dạng quay đầu lại thấy vẻ mặt lo lắng của bác bảo vệ ấy, cậu ngơ ngác nhìn bốn phía xung quanh. Vẫn là phòng bảo vệ bình thường, không có nước cũng không có quái vật.


Nhưng cảm giác suýt chết đuối vừa rồi quá mức chân thật làm cậu không phân biệt được đâu là thật đâu là mơ.

“Cháu không có việc gì đâu ạ, chỉ là mơ thôi…”

Sáng sớm mùa đông sương mù dày đặc, ngoài cửa sổ còn đọng hơi sương, trời chỉ vừa hừng sáng mặt trời còn chưa mọc. Bên ngoài khu dân cư lác đác vài người đi lại, khiến nơi này trông càng vắng lặng trống trải.

Trăm dặm (**) quanh đây chỉ có chốt bảo vệ này được thắp sáng đèn. Ánh đèn tỏa ra sắc vàng ấm áp, như thể dẫn đường cho những con người lạc lối về nhà.

Diệp Dạng thoáng ngẩn ngơ mà nghĩ, cậu không có nhà. Trước đây không có, sau này có lẽ cũng không có nữa… Nhưng cậu không hối hận, ít nhất là giờ phút này cậu không có một chút hối hận nào.

“Dậy rồi thì ăn chút gì đi. Bà nhà mới mang cho bác ít cháo, có mang dư một phần đây.”

Diệp Dạng nhận lấy hộp cháo, cháo có màu trắng đục hình như là cháo gạo trắng. Nhưng trong đó có khoai mỡ và thịt heo vụn, tỏa ra mùi thơm khó cưỡng, nhìn là biết được nấu cẩn thận người nấu cũng rất để tâm mà nấu.

Cậu nh ỏ giọng nói cảm ơn, ăn từng ngụm nhỏ. Cậu thật sự rất đói, cả ngày hôm qua vốn chưa ăn gì, bụng đã sớm kêu réo inh ỏi. Do không để ý nên cậu bị bỏng lưỡi.

Bác ấy thấy thế thì cười ha ha lên.

“Ăn từ từ thôi.”

Mặt Diệp Dạng thoáng ửng hồng, hình như do khối nóng bốc lên cũng có vẻ như đang ngại ngùng.

Bác ấy lại nhìn cậu cười hỏi:

“Có ngon không? Bà nhà bác cũng già rồi nhưng cứ kiên trì dậy sớm nấu cháo cho bác mỗi ngày, nói là tốt cho sức khỏe.”

Diệp Dạng không cắt ngang chỉ lẳng lặng nghe bác ấy cảm khái cuộc sống.

“Từ ngày này qua ngày nọ, từ năm này qua năm khác. Bọn bác từ hai mươi tuổi đã quen nhau đến nay bác đã năm mươi sáu, bà ấy đã nấu cháo cho bác suốt ba mươi sáu năm rồi.”

Diệp Dạng khẽ cúi đầu, đáp:

“Dạ, ngon lắm ạ.”

Chỉ cần cháo do người mình yêu thương nấu, như thế nào cũng sẽ ngon.


“Lúc còn trẻ chỉ muốn kiếm tiền đến bạt mạng, bây giờ chỉ mong bà nhà cơ thể khỏe mạnh, sống với bác đến đầu bạc răng long! Tình cảm của thế hệ trước đâu nhạt nhẽo như tụi trẻ hiện giờ? Bọn bác đã xác định ai rồi thì sẽ ở bên nhau trọn đời, đâu như bây giờ chia tay cãi vã rồi ly hôn. Chuyện nhỏ xíu cũng to tiếng cãi nhau um xùm, như thể trời đất làm gì có lỗi với bọn nó ấy.”

Bác ấy từ trong hồi ức bừng tỉnh, hỏi cậu:

“Cậu bé bao nhiêu tuổi rồi? Tên gì? Có bạn gái chưa?”

“Dạ hai mươi tuổi, cháu tên Diệp Dạng chưa có bạn gái ạ.”

Diệp Dạng lại nói dối, cậu khai gian tuổi của mình.

“Hai mười tuổi hả? Nhìn không giống hai mươi nhưng con trai phát triển muộn cũng bình thường thôi, xem tướng tá này của cháu chắc cũng kén ăn giống con nhà bác. Kén ăn quá dinh dưỡng không cân đối là không cao lên được đâu đấy.”

Bác bảo vệ gân cổ lên hù dọa Diệp Dạng, nhưng thực tế thì cậu không tính là cao nhưng cũng không thấp, ít nhất cũng phải 1m75. Chỉ là dáng người chưa phát triển hoàn toàn, xương cốt cũng chưa hoàn thiện nên nhìn rất gầy.

“Ôi, xem bác này, lớn tuổi rồi nên thích lải nhải. Tiểu Dạng đừng chê ông già này phiền phức. Nhìn cháu, bác lại nhớ tới thằng con trời đánh ở nhà, giá mà thằng oắt đó ngoan bằng một nửa của cháu!”

Bác ấy thở dài nói tiếp:

“Thằng con trời đánh đó, lúc cùng tuổi với cháu hiện giờ quen một cô bé cùng trường. Còn chưa tốt nghiệp đại học cứ nhất quyết phải kết hôn, bất chấp sự ngăn cản của gia đình. Kết hôn sinh con xong, hai vợ chồng nó cãi nhau suốt rồi ly hôn luôn. Giờ nó đã ngoài ba mươi còn độc thân đến giờ, con nó thì ở với mẹ, bác cũng chẳng biết phải làm sao với nó nữa.”

“… Sau này đứa trẻ sẽ khổ lắm.”

Diệp Dạng thần sắc hờ hững không nhìn ra gì khác thường.

Bác ấy sửng sốt một chút, lẩm bẩm:

“Đúng vậy, cháu nội bác rất ngoan, nhưng bây giờ mẹ nó nghiêm khắc quá, con bé không cho bác gặp cháu nội nữa… Có đôi khi bác sẽ mơ thấy nhóc con ấy cười vui vẻ gọi bác là “ông nội”.”

Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình bất hạnh luôn trưởng thành rất sớm.

Diệp Dạng nhớ khi còn nhỏ có người đã nói, cậu có một người ông nhưng khi cậu bốn tuổi đã qua đời. Những người đó luôn nói nếu ông nội cậu còn sống nhất định sẽ quan tâm, lo lắng cho cậu, yêu thương cậu như sinh mệnh của mình.

Ban đầu nghe nói vậy, cậu bùi ngùi xúc động rất lâu nhưng càng lớn lên càng khó dao động. Cảm động thì có ích gì chứ? Không có “nếu”.

Như thế trên thế gian này, chẳng còn ai yêu cậu như cả sinh mạng nữa rồi.

Bác bảo vệ đứng lên lấy ít bánh quy cho Diệp Dạng nhưng sơ ý đụng vào tay cậu, Diệp Dạng rít lên một tiếng đau đớn, bác ấy giật mình, vội vàng hỏi:

“Cháu làm sao vậy, để bác xem nào!”

Diệp Dạng rụt tay lại nói không sao, cậu mang bao tay làm bác bảo vệ không yên tâm lắm, nhất định muốn cởi găng tay ra xem. Diệp Dạng không cãi lại được, đành phải cẩn thận cởi găng tay ra. Bác ấy nhìn thấy phần da tay lộ ra bên ngoài, chẳng còn chỗ nào nguyên vẹn cả.

Nhiều chỗ trên mu bàn tay có vết nứt còn rơm rớm máu, có chỗ còn chảy ra nước vàng đặc, do mang bao tay đã lâu nên một ít da thịt cũng dính vào đó, gỡ ra càng khó khăn.


Thấy Diệp Dạng hơi nhíu mày, bác ấy đau lòng hỏi han:

“Tay của cháu bị làm sao vậy? Có đau lắm không? Để bác đi mua thuốc cho cháu! Ấy nhưng bây giờ tiệm thuốc còn chưa mở, làm sao bây giờ đây?”

Trong lòng Diệp Dạng chợt cảm thấy ấm áp, cậu an ủi nói:

“Không sao đâu bác, chỉ là nứt da ấy mà, qua mùa đông sẽ lành thôi ạ.”

Giọng điệu Diệp Dạng bình tĩnh giống như cậu chỉ bị kiến cắn một cái vậy, bác bảo vệ lại không cảm thấy như vậy, bác ấy gọi điện cho một người bạn của mình:

“Ông Tô à, là tôi đây, ông Lý, lúc ông tới thay ca mang cho tôi thuốc trị nứt da được không? À không phải tôi, là một đứa nhỏ, cảm ơn ông.”

Diệp Dạng đến giờ mới biết bác bảo vệ họ Lý, người khác thường gọi bác là ông Lý. Cậu hơi sửng sờ ngồi đó, lần đầu tiên trong đời có người quan tâm đ ến chuyện tay cậu bị nứt da, thế mà là một người xa lạ.

Cậu cười thầm, cảm thấy thật mỉa mai.

Vừa định đứng lên, Diệp Dạng phát hiện chân cậu tê rần, có lẽ do ngồi quá lâu nên eo và cả lưng câu đều đau nhức.

Cậu trịnh trọng nói với bác Lý:

“Bác Lý ơi, cảm ơn bác ạ.”

“Cháu khách sao làm gì, còn nhỏ tuổi như vậy còn nhỏ hơn con bác, quan tâm cháu một chút là điều nên làm mà.”

Ông Lý sinh ra rồi lớn lên ở đây, hai mươi tuổi kết hôn, không tới mấy năm đã có con đầu lòng. Từ khi con trai chào đời, không biết bao nhiêu lần ông Lý giận nó, nó không nghe lời, không lo học lại yêu sớm. Chuyện học đại học cũng không nghe theo ông, cãi lời ông kết hôn trước khi tốt nghiệp, vừa kết hôn lại ly hôn.

Trong quá trình này ông Lý gặp biết bao nhiêu khó khăn, may mắn là điều kiện gia đình cũng khá giả, sau khi về hưu ông tìm được công việc bảo vệ này cũng xem như an nhàn.

Nhưng không nhìn thấy được cháu trai là tiếc nuối lớn trong lòng ông, nên khi nhìn thấy cậu thiếu niên này, vừa đáng thương vừa ngoan ngoãn ông lại không thể bỏ mặc được. Ông chỉ lo lắng, và chăm sóc cậu bé ấy với tư cách là một bậc cha chú mà thôi.

__________

Tác giả có lời muốn nói: Hy vọng mỗi người khi đang trong hoàn cảnh khó khăn nhất có một ai đó đưa tay ra giúp đỡ.

Tôi khi còn nhỏ cũng từng bị nứt da, cái này viết không khoa trương đâu, mang bao tay lâu, da thịt cũng dính hết lên vào găng tay, khi tháo còn có miếng thịt rớt ra ngoài, nó còn chảy mủ nữa ha ha

CP lên sân khấu đếm ngược: 4



(*) Nguyên văn là “四不像的怪物”dịch nghĩa là “tứ bất tượng”, theo tui tìm hiểu thì là sự kết hợp của bốn loại Thánh Thú: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Trong dân gian, tứ bất tượng thường được gọi là Kỳ Lân.

(**) 1 dặm = 1,609344 km, đoạn này để dặm nghe hợp hơn nên tui không có đổi.