Bạn đang đọc truyện online miễn phí Chương 1: Chung quy là một giấc mộng tại dưa leo tr.
Canh năm, màn đêm đã lui quá nửa, ánh bình minh ló dạng.
Trong tẩm cung đế vương, ngọn đèn dầu sáng rực, đám nữ quan nội giám đi lại trong cung điện to lớn, trên mặt mỗi người đều tràn đầy vui mừng. Hôm nay là ngày đại hỉ bệ hạ đăng cơ, bốn ti tám cục mười hai giám trong cung đã chuẩn bị gần một tháng cho ngày hôm nay, từ canh ba mọi người đã bắt đầu bận bịu công việc, cung điện ngày thường yên tĩnh quạnh quẽ cũng nhiễm vài phần khói lửa nhân gian.
Ân Thừa Ngọc đứng trước gương đồng. Bên trong gương đồng phản chiếu một thân ảnh gầy yếu mặc trung y màu vàng. Thanh niên vai rộng eo hẹp, tóc đen da trắng, đôi mắt phượng hàm chứa quý khí từ khi mới sinh ra.
Chăm chú nhìn bóng dáng trông chật vật một lúc lâu, khóe miệng Ân Thừa Ngọc nâng lên một độ cong không rõ ràng. Cho đến khi phía sau truyền đến tiếng bước chân không nặng không nhẹ, bên trong gương đồng lại xuất hiện thêm một thân ảnh đỏ rực, y mới thu lại ý cười.
Tiết Thứ một thân mãng bào đỏ cầm mũ miện hoàng đế đi tới phía sau y, trung y minh hoàng cùng mãng bào đỏ rực dây dưa trong gương đồng, không khí cũng trở nên ái muội: “Thần vì bệ hạ thay y phục.”
Ân Thừa Ngọc xuyên qua gương đồng nhìn hắn một cái, sau đó liền hạ mi mắt, giơ tay ra tùy theo động tác của hắn.
Cổn Y, Hạ Thường, Tế Tất… Tiết Thứ giúp y mặc ổn thỏa, cuối cùng mới cầm lấy đai lưng bạch ngọc trên mâm đi tới sau lưng Ân Thừa Ngọc, hai tay luồn qua thắt lưng y giống như ôm y, ngón tay thon dài linh hoạt đem đai lưng cài lại.
Mắc cài phát ra một tiếng “Cùm cụp” nhỏ, hắn không vội lùi lại mà cứ duy trì tư thế này nắm lấy eo nhỏ ôm người vào trong ngực.
“Chúc mừng bệ hạ, ngươi rốt cuộc được như ước nguyện.”
Hắn đặt cằm lên hõm vai Ân Thừa Ngọc, hơi thở nóng rực phả lên nơi yếu ớt mẫn cảm sau gáy khiến y nổi da gà: “Hôm nay đại hỉ, có phải bệ hạ cũng nên thỏa mãn một tâm nguyện của ta hay không?”
Hoạn quan cố ý đè thấp giọng nói chói tai đặc thù của mình, trong ánh nến ấm áp khiến cho thân ảnh phía trên như thể tăng thêm mấy phần ôn nhu lưu luyến.
Ân Thừa Ngọc nâng mắt lên xuyên qua gương đồng nhìn thẳng hắn: “Xưởng thần dưới một người trên vạn người còn có tâm nguyện nào chưa thỏa mãn?”
Bên tai truyền đến một tiếng cười khẽ, cánh tay trên lưng cũng siết chặt hơn, chóp mũi Tiết Thứ khẽ chạm vành tai y, như tình nhân thầm thì: “Bệ hạ biết rõ thần
muốn cái gì.” Nói xong, cái mũi cao thẳng theo vành tai trượt xuống gáy, lưu luyến trằn trọc.
Đây là động tác phi thường quen thuộc giữa bọn họ, tiếp sau đó người phía sau liền muốn môi răng dây dưa.
Ân Thừa Ngọc nhắm mắt xua đi hình ảnh kiều diễm hiện lên trong đầu, khóe môi nhấc lên: “Mong muốn của Xưởng thần, trẫm chỉ sợ không đáp ứng được.”
“Là không đáp ứng được, hay là không muốn?”
Người phía sau đang ôm y bỗng nhiên như bị chạm phải nghịch lân, một tay nắm lấy cằm y bắt buộc y quay sang đối mặt với hắn, đáy mắt đầy sóng ngầm: “Hay nói cách khác…Bệ hạ cũng ghét bỏ hoạn quan nhà ta, không muốn làm bạn cùng ta?”
Mỗi khi hắn tức giận sẽ không xưng “Thần” mà lại âm dương quái khí* xưng “Nhà ta”.
(*Âm dương quái khí: Chỉ những người lời lẽ, cử chỉ quái đản, kỳ lạ khiến người ta đoán không ra.)
Ân Thừa Ngọc cũng không thèm để ý đến tật xấu cứ mỗi lần tức giận lại phạm thượng của hắn.
Cằm bị bóp đau, y khó thở giãy giụa ngồi dậy, mắng một tiếng “Vô liêm sỉ”.
Tiểu thái giám gác đêm bên ngoài nghe thấy động tĩnh, cẩn thận tiến vào, cách màn nhẹ giọng hỏi: “Điện hạ tỉnh? Bây giờ mới là canh bốn.”
Ân Thừa Ngọc hoảng hốt phục hồi tinh thần, lúc này mới ý thức được mình đang nằm mơ, day day mi tâm, mỏi mệt nói: “Không việc gì, lui ra đi.”
Tiểu thái giám nghe vậy bước chân nhẹ lại, rón rén lui ra ngoài.
Ân Thừa Ngọc lại không ngủ được.
Đã ba đêm nay y mơ thấy việc kiếp trước, mơ thấy Tiết Thứ.
Dựa theo quỹ đạo kiếp trước, ba ngày nữa là ngày Tiết Thứ tịnh thân vào cung. Trong năm sáu năm nữa, hắn từ một tiểu thái giám không được chú ý một đường đi lên, cuối cùng ngồi lên vị trí đốc chủ Tây Xưởng. Hoàng đế mù quáng tin tưởng, quyền thế che trời, ngay cả ngôi vị hoàng đế cũng có thể dễ dàng thao túng, người đời xưng là “Cửu Thiên Tuế”.
Mà ba tháng nữa, hoàng đế cùng phe cánh của nhị hoàng tử sẽ ra tay với y. Đầu tiên là nhà ngoại Ngu thị dính dáng đến án tham ô, toàn gia bị chém đầu, sau đó là mẫu hậu bị kinh hãi sinh non một xác hai mạng, vị trí Thái Tử của y cũng sẽ bị phế đi, Thái tử tôn quý vô song của một nước biến thành đồ bỏ đi, từ đó bị giam cầm trong hoàng lăng, tứ cố vô thân cho đến khi Tiết Thứ đến hoàng lăng cung nghênh y trở về.
Ban đầu giữa bọn họ vốn không hề trộn lẫn cảm tình mà chỉ là giao dịch trao đổi, nhưng sau lại dây dưa mấy năm, trải qua năm tháng sống chết cũng trở nên sâu đậm.
May mắn được trọng sinh, y căn bản không muốn lại sinh ra khúc mắc với Tiết Thứ. Nhưng mỗi khi đêm xuống, một đôi mắt âm trầm lộ ra cố chấp thoảng qua trước mặt, bên tai là âm thanh châm chọc chất vấn: “Bệ hạ cũng ghét bỏ hoạn quan nhà ta, không muốn làm bạn cùng ta?”
Bệ hạ cũng ghét bỏ hoạn quan nhà ta, không muốn làm bạn cùng ta sao?
Lời nói tự khinh bỉ như vậy Tiết Thư chỉ nói qua một lần với y. Dường như hắn chưa bao giờ tự ti vì thân phận hoạn quan của mình, khi trên giường vẫn luôn bá đạo cường thế, cho dù không có vật kia cũng có nhiều biện pháp khiến y nhận thua xin tha.
Nhưng hắn chưa bao giờ cởi thắt lưng trước mặt y.
Cẩn thận nghĩ lại, vẫn là có chút để ý.
Mà hiện giờ, cơ hội thay đổi vận mệnh của Tiết Thứ đang ở trước mắt.
Ân Thừa Ngọc lòng tràn phiền muộn đứng dậy đến cạnh cửa hứng gió lạnh một lúc lâu mới bình tĩnh trở lại.
Tìm, hay là không tìm?
Hôm nay là tháng chạp đầu năm Long Phong thứ mười bảy, Tiết Thứ từng nói với y, hắn tịnh thân ở tàm thất vào ngày tám tháng chạp đầu năm Long Phong thứ mười bảy, sau đó dùng bạc bái một lão thái giám ở Trực Điện Giám làm sư phụ mới được đưa vào cung.
Ngày tám tháng chạp tám đúng ngày Lạp Bát*, là ngày đặc biệt. Lúc ấy Ân Thừa Ngọc chỉ nghe qua một lần liền nhớ thật kỹ, chỉ có điều cả kinh thành cũng có đến vài cái Tàm Thất nên y không biết rõ lúc trước Tiết Thứ đi cái nào.
(*Ngày Lạp Bát: ngày lễ truyền thống của Trung Quốc.)
Nếu muốn tìm chỉ sợ phải mất nhiều thời gian, nhưng mỗi khi nghĩ đến người nọ đã từng dùng thủ đoạn ác liệt trên người y thì trong lòng y lại bồn chồn, không thể hạ quyết tâm.
Đứng trước cửa sổ một lúc lâu, Ân Thừa Ngọc mới quay lại phòng ngủ.
Giấc ngủ vẫn không yên ổn như cũ, việc kiếp trước hỗn loạn trôi qua trong mộng. Sáng sớm hôm sau khi Ân Thừa Ngọc tỉnh lại thì cảm thấy đầu váng mắt hoa, dưới vành mắt cũng xuất hiện quầng thâm.
Thân thể vỗn dĩ chưa khỏi hẳn bệnh càng có vẻ gầy yếu. Y che miệng ho khan vài tiếng, triệu thái giám tâm phúc Trịnh Đa Bảo tiến vào.
“Điện hạ sao lại lại ho nhiều hơn thế?” Trịnh Đa Bảo vừa mới bước vào chợt nghe được âm thanh ho khan bị đè ép lập tức biến sắc, trong tay vững vàng bưng chén thuốc, ngoài miệng cũng đã thúc giục tiểu thái giám đi thỉnh thái y đến.
“Không việc gì, chỉ là tối hôm qua hứng phải gió lạnh.” Ân Thừa Ngọc tiếp nhận chén thuốc một ngụm uống cạn, dùng khăn lau khóe miệng, vẫy vẫy tay gọi Trịnh Đa Bảo: “Cô có chuyện khác muốn ngươi đi làm.”
Trịnh Đa Bảo đưa tai qua, sau khi nghe xong thần sắc kinh ngạc, bộ dáng muốn hỏi lại không dám hỏi.
Ân Thừa Ngọc tâm phiền, không muốn giải thích nhiều hơn, chỉ phất tay: “Nhanh đi.”
Trịnh Đa Bảo thấy thế đành phải áp thắc mắc trong lòng xuống, vội vàng ra cửa làm việc.
Muốn hỏi thăm Tàm Thất khắp cả kinh thành chỉ sợ không ai so với tịnh thân thái giám rõ hơn.
Đại Yên đã lập quốc hơn 200 năm, ban đầu hoạn quan có địa vị thấp không được đọc sách tập viết càng không được tham gia triều chính. Nhưng trải qua thời gian, bè phái quan lại trên triều đình ngày càng bành trướng, để áp chế đám quan lại, hoàng đế càng coi trọng nội thị bên người, mở thêm Nội Thư Đường trong cung dạy học cho thái giám, thậm chí còn cho phép hoạn quan tham dự triều chính khiến quyền thế của hoạn quan càng ngày càng lớn.
Đến bây giờ, thái giám đứng đầu hai mươi bốn nha môn Tư Lễ Giám trong cung vua có thể phê công vụ, ngay cả thủ phụ Nội Các cũng phải cung kính, thái giám đã phê chuẩn thì Đề đốc Đông Xưởng, Cẩm Y Vệ cũng phải tuân theo.
Quyền thế của hoạn quan lớn như thế nào đều có thể thấy rõ ràng.
Người vì lợi ích, mặc dù thanh danh hoạn quan không tốt nhưng cái lợi ở trước mắt nên càng nhiều dân chúng tự nguyện đưa con trai trong nhà đi tịnh thân vào cung để tìm một cái tiền đồ phú quý.
Trong hoàng cung Đại Yên vẫn chưa có Tàm Thất chính thức nên tất cả nội thị trong cung đều do các đại thái giám có thâm niên tự tuyển chọn ở bên ngoài, việc này cũng khiến cho kinh thành mở không ít Tàm Thất. Nếu nhà nào hiền lành một chút thì sẽ đem đứa nhỏ đưa đến Tàm Thất chuyên môn để tịnh thân, nhưng cũng có nhà độc ác tiếc tiền thì đi tìm người thiến lợn trong Thiên Môn, tịnh thân giống như thiến súc vật, sinh tử do trời.
Trịnh Đa Bảo dựa theo mệnh lệnh của điện hạ phái ra mấy người âm thầm tra hai ngày, tìm hết các tàm thất lớn nhỏ nhưng vẫn không tìm được người điện hạ đã nói.
Mắt thấy ngày mồng tám tháng chạp sắp đến, người thì nửa điểm tung tích cũng chưa có nên ông ta chỉ có thể còn nước ngựa chết coi như ngựa sống mà sai người mở rộng phạm vi, ngay cả người thiến lợn liên quan đến việc này cũng hỏi qua một lần.
*
Chẳng mấy chốc đã đến thời hạn ba ngày.
Đại Yên khôi phục cổ lễ tuân theo chế độ cũ, ngày Lập Xuân, Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Trùng Dương, Lạp Bát hằng năm đều phải biếu quà gia quyến, thiết yến bên ngoài Ngọ Môn, mở tiệc chiêu đãi quần thần.
Theo thông lệ, hoàng đế sẽ tham dự yến tiệc cùng quần thần lấy cớ muốn gần gũi, nhưng xưa nay Long Phong Đế không muốn ứng phó với đám triều thần nên giao nhiệm vụ này lại cho Ân Thừa Ngọc đã tham gia chính sự.
Ân Thừa Ngọc là trưởng tử, ngoại tổ phụ Ngu Hoài An lại là thủ phụ Nội Các, vừa tròn bảy tuổi liền được chọn làm Thái Tử, mười bốn tuổi đã vào triều tham chính. Từ nhỏ được dạy dỗ như Thái Tử nên đã sớm hiểu được trọng trách trên vai của mình, y nghiêm khắc với bản thân không dám có nửa phần lười biếng, cố gắng làm một Thái Tử hoàn mỹ trong mắt mọi người.
Việc Long Phong Đế giao cho y, dù lớn hay nhỏ y cũng không màng lợi ích trước mắt mà dốc sức hoàn thành. Sau đó, y lao lực quá độ bị nhiễm phong hàn, bệnh tình hay tái lại, triền miên trên giường bệnh mười ngày. Thân thể còn chưa khỏi hẳn liền nhận được ý chỉ của Long Phong Đế muốn y phụ trách yến tiệc Lạp Bát.
Thân là thái tử vì quân phân ưu, vì phụ giải sầu, y không có lý do kháng chỉ liền kéo theo thân thể bệnh tật nhận lệnh.
Kết quả sau yến tiệc Lạp Bát, bệnh tình y nặng thêm, sốt cao hôn mê suốt hai ngày. Dù rằng sau này y khỏi bệnh nhưng thân thể bị ảnh hưởng không nhỏ còn có thêm bệnh đau đầu.
Khi đó tuổi trẻ quật cường, rõ ràng thân thể không khoẻ cũng không chịu thể hiện ra còn cảm tạ phụ hoàng tín trọng, phối hợp với Long Phong Đế diễn tiết mục “phụ tử tình thâm”.
Nhưng trên thực tế thì sao?
Y nghiêm khắc tuân thủ lễ nghi, tất cả mọi việc đều thập toàn thập mỹ, thanh danh lan rộng khắp các quan lại và bá tánh lại có thêm nhà ngoại cường thế ủng hộ, danh vọng thậm chí sắp sửa cao hơn hoàng đế, sớm đã thành cái đinh trong mắt cái gai trong thịt, hắn hận không thể mau chóng phế truất y.
Cho nên sau đó đại cữu cữu bị người vu khống dính dáng đến án tư diêm (muối), ngoại tổ thậm chí cả Ngu gia đều bị liên lụy, vài lần y xin phụ hoàng tra rõ nhưng Long Phong Đế lại không chịu tra, vội vàng định tội xử lý.
Nói đến cùng chẳng qua Ngu gia là bị y liên lụy mà thôi. Uy hiếp mà Long Phong Đế muốn diệt trừ, là y.
Quân quân thần thần, phụ phụ tử tử.
Trước là quân thần, sau mới là phụ tử.
Chỉ tiếc đạo lý này mãi cho đến lúc Ân Thừa Ngọc bị tước danh hào Thái Tử mới hiểu được chính xác.
Sống lại một đời, y không muốn lại làm hiếu tử vì phụ hoàng phân ưu.
Tâm tư xoay vòng, Ân Thừa Ngọc cười từ chối rượu Bộ Binh Thượng Thư kính, y che miệng ho khan vài tiếng, sắc mặt trắng bệch từ từ đỏ bừng lên càng hiện lên vẻ ốm yếu.
Ân Thừa Ngọc cầm chén trà ở trước mặt lên, cười nói: “Gần đây thân thể Cô không khoẻ, không thể uống rượu, lấy trà thay rượu kính Lư đại nhân một ly.”
Lư Tĩnh vội nói không dám, kính rượu xong trở lại trên ghế ngồi, cảm khái với Binh bộ Thị Lang bên cạnh: “Thái tử điện hạ thật chăm chỉ, sinh bệnh còn không quên thần tử, so với vị kia thật là…” Hắn hướng về phía Đông phun tào, dùng âm thanh như không khí nhỏ giọng nói: “Không có một chút cường thế nào.”
Ngày Lạp Bát ban thưởng yến quần thần, vốn có ý quân vương thân cận quần thần. Nhưng Long Phong Đế sủng tín (sủng ái và tin tưởng) hoạn quan lại thêm hoang dâm quá độ, nhân lúc Hiếu Tông còn tại vị chiếm đoạt vợ quan, sau khi phát sinh sự kiện ám sát hoàng đế thì lúc này mới phòng bị triều thần.
Ngoại trừ hai năm sau khi đăng cơ, Long Phong đế chưa từng lộ diện ở tiệc rượu đến khi Thái Tử đã trưởng thành mới làm y ra mặt.
Dường như sợ quân vương nghi kỵ, đám triều thần không dám mở miệng, trong lòng có nhiều ít vướng mắc. Hơn nữa Long Phong Đế tuy rằng hoang dâm kém xa Hiếu Tông nhưng cũng không phải là minh quân. Năng lực của hắn ta thường thường lại sa vào thanh sắc hưởng lạc bỏ bê triều chính, nếu không phải đã sớm lập thái tử lại thêm Ngu thủ phụ tọa trấn Nội Các thì triều đình này không biết sẽ loạn thành thế nào.
Hai người trao đổi ánh mắt, ăn ý dừng đề tài không có nói tiếp. Chỉ có điều trong lòng nhẹ nhõm, may mắn còn có thái tử.
Ân Thừa Ngọc cố ý để lộ bệnh trạng ở bữa tiệc, đám triều thần tha thiết quan tâm. Sau khi khuyên bảo y bảo trọng thân thể, không có người lại đến kính rượu. Ân Thừa Ngọc được thanh tịnh, ôm lò sưởi câu được câu không mà uống trà.
Trà nóng làm dạ dày thoải mái, y thích ý nhắm mắt.
Như thế này tốt hơn so với kiếp trước, y không cần cố gắng chống đỡ giấu giếm bệnh tình, một chén rồi một chén uống đến thoải mái.
Giữa yến tiệc, Trịnh Đa Bảo vẻ mặt vội vàng tiến vào, nói nhỏ bên tai y: “Điện hạ, đã tìm được người.”
Ân Thừa Ngọc tinh thần dao động, nhìn đám triều thần đang tò mò phía dưới, theo bản năng muốn nói “Sau tiệc nói tiếp” nhưng ngay sau đó y lại nghĩ không cần thiết phải sống giống như đời trước liền dứt khoát ôm lò sưởi đứng lên, gật đầu với các quần thần nói: “Thân thể Cô có chút không khỏe nên đi trước, chư vị đại nhân cứ việc tận hưởng.”
Chào hỏi quần thần xong liền quay về Đông Cung, Ân Thừa Ngọc ngồi lên xe ngựa mới hỏi Trịnh Đa Bảo: “Nói rõ ràng.”
Trịnh Đa Bảo ngồi phía dưới hơi nghiêng người, vẻ mặt một lời khó nói hết: “Nô tài dựa theo phân phó của điện hạ tìm hết các Tàm Thất trong kinh thành nhưng không tìm được Tiết công tử. Sau đó bất đắc dĩ phải mở rộng phạm vi tìm kiếm đến những nhà chuyên làm nghề thiến lợn…”
Kết quả không nghĩ tới đã tìm được người rồi.
Chỉ là tình cảnh này…Trịnh Đa Bảo nhíu mày, nói: “Nhà của Lưu tịnh sư* này thật sự có chút dơ bẩn, nô tài vốn không muốn kinh động điện hạ nhưng người của chúng ta không mời được Tiết công tử, nếu làm quá căng, hắn sẽ đả thương người…”
(*Tịnh sư: người làm nghề tịnh thân cho thái giám.)
Trịnh Đa Bảo vốn là người của hoàng hậu đưa cho Ân Thừa Ngọc, gần như nhìn Ân Thừa Ngọc từ nhỏ đến lớn. Ông ta không biết thái tử điện hạ tại sao nhận thức được người như vậy nên cũng không hiểu rõ tính toán của Ân Thừa Ngọc, bởi vậy không dám hành động thiếu suy nghĩ.
Khi đang nói chuyện thì xe ngựa đã đi đến trước cửa Tàm Thất.
Trịnh Đa Bảo vén mành xe ngựa lên, cẩn thận đỡ Ân Thừa Ngọc xuống.
Ân Thừa Ngọc bước vào viện liền nhăn mày thật sâu.
Lúc Trịnh Đa Bảo nhắc đến quá trình tịnh thân vì e sợ bẩn lỗ tai y nên không nói tỉ mỉ nhưng thật ra tất cả y đều biết.
Kiếp trước khi y vừa được đưa trở về cung, y còn cần Tiết Thứ nâng đỡ, vì để không chạm đến điều kiêng kị của hắn nên hiển nhiên tìm hiểu thái giám là thế nào từ đâu đến đuôi.
Y biết thái giám cần phải tịnh thân, cũng biết tịnh thân ở tàm thất nhưng không biết Tàm Thất mà Tiết Thứ vân đạm phong khinh* nhắc tới lại thô sơ dơ bẩn như vậy.
(*Vân đạm phong khinh: nhàn nhạt như mây trôi, nhẹ nhàng như gió thổi, không màng đến điều gì.)
Nơi ở của Lưu tịnh sư này tổng cộng cũng chỉ có một dãy. Trước sau đều có hai gian, chính giữa sân nhỏ còn phơi mấy cái đệm ố vàng loáng thoáng tản ra mùi khó ngửi. Lúc này thiếu niên Tiết Thứ đứng trong sân, phía sau hắn là một gian nhĩ phòng*, cửa phòng mở rộng, mơ hồ có thể nhìn thấy bố trí bên trong.
(*Nhĩ phòng: Ở đầu phía Đông căn phòng phía bắc làm thêm một phòng xép thì gọi là nhĩ phòng.)
Trong phòng tối om không có cửa sổ chỉ có một cái giường gỗ nhỏ, bên trên trải một cái đệm đã ố vàng, đầu giường và thành giường đều có dây thừng rũ xuống.
Đó là một gian Tàm Thất cực kỳ sơ sài.
Lồng ngực Ân Thừa Ngọc phảng phất như bị người siết một cái không nặng không nhẹ mà chua xót. Nhưng khi nhìn về phía Tiết Thứ mặc bố y đơn sơ, vẻ mặt tràn đầy đề phòng cùng lệ khí thì lửa giận càng nhiều hơn.
“Trói về cho Cô.”
Nói xong, Ân Thừa Ngọc liền phất tay áo ra khỏi sân, quay lại trên xe ngựa.
Bọn thị vệ nhận được mệnh lệnh lập tức nhanh chóng hành động, xốc lại mười phần tinh thần chuẩn bị đối phó với Tiết Thứ —— Thiếu niên này nhìn vô thanh vô tức nhưng lại xuống tay rất tàn nhẫn, khi bọn họ vừa tiến đến bắt hắn thì hắn đã đả thương một người.
Nhưng bất ngờ chính là lúc này đối phương thế nhưng không hề phản kháng.
Thị vệ trưởng dùng dây thừng trói người, buộc một cái kết rắn chắc, cuối cùng thở dài nhẹ nhõm một hơi.