Skip to main content
logo-truyenbiz.net

Chương 2

12:54 sáng – 09/09/2024

Bạn đang đọc truyện online miễn phí Chương 2 tại dưa leo tr

Tôi đang hầu hạ công tử uống trà thì Thanh Huyền từ ngoài cửa đi vào.

“Công tử.” – Hắn do dự một chút – “Bên ngoài có rất nhiều thị tỳ nói là phụng mệnh của Tân An Hầu tới hầu hạ công tử, đều đang đứng đợi ở ngoài hành lang, có cần phải mở cửa không ạ?”

Tôi nhìn Thanh Huyền mím môi.

Thanh Huyền vừa tròn mười lăm tuổi, là kẻ thật thà, tám phần là bị sắc đẹp dụ dỗ làm mờ mắt, được người ta dỗ dành đôi câu liền mắt nhắm mắt mở tới nói giúp.

Công tử nói – “Hầu hạ ta cái gì?”

“Hầu hạ công tử…” – Thanh Huyền lúng túng gãi đầu – “Ờ… ví dụ như vệ sinh.”

Công tử nghe vậy liền sầm mặt xuống.

Không mở.” – Hắn hừ lạnh nói.

Tôi khẽ cười, vô cùng vui vẻ yên tâm.

Công tử khác với đám quần lụa trong kinh, trước nay chưa từng nhiễm phải tật xấu đến đánh rắm cũng cần người khác hầu hạ. Dĩ nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do tôi từng kể với hắn, đám người hầu bọn tôi lúc rảnh rỗi thường thích tụ tập bàn tán một số chuyện tế nhị ví dụ như vị chủ nhân A lúc đi vệ sinh không bao giờ đóng cửa, vị chủ nhân B có hình dáng bờ mông thế nào. Tôi còn nói cho hắn biết nhưng chuyện thế này nếu tả được tỉ mỉ thì còn có thể đem ra chợ đen để bán, giá cả tính theo danh tiếng. Mấy vị công tử danh môn là được hoan nghênh nhất, giá khởi điểm ít nhất từ ba ngàn đồng trở lên. Người mua tìm vài kẻ viết sử tới, chỉ cần dựa vào mấy câu nói là có thể vẽ ra y như đúc.

Công tử hỏi tôi, vẽ ra rồi thì thế nào?

Tôi nháy mắt với hắn, nói, còn thế nào nữa, dĩ nhiên là cầm đi bán cho mấy nhà nam kỹ với giá cắt cổ, đó đều là sách cấm gối đầu giường thượng hạng đấy.

Công tử nghe xong, mặt lập tức đen như đít nồi.

Từ đó, hắn hình thành thói quen tự mình đi vệ sinh, hơn nữa còn học một hiểu mười, ngay cả tắm cũng không khiến kẻ khác hầu hạ, đúng là vô cùng bớt việc.

“Công tử có muốn ra ngoài không?” – Tôi hỏi lái sang chuyện khác – “Trong vườn nhà Tân An Hầu có hạc vừa biết hót lại biết múa, lúc ta vừa tới đúng lúc nghe thấy người hầu đang mời tân khách sang Hạc viên.”

Công tử lộ vẻ xem thường – “Chẳng qua chỉ là mấy trò học đòi văn vẻ, có gì hay mà xem.”

Tôi mừng thầm, đang định bảo đã vậy chi bằng chúng ta hồi phủ thì lại thấy công tử đưa mắt nhìn khung cảnh bên ngoài cửa sổ, rồi ngoái đầu nói – “Thanh Huyền, người đi hỏi thăm một chút xem Tạ Tuấn, Tạ công tử khi nào thì tới?”

Thanh Huyền dạ một tiếng sau đó lui ra ngoài.

Tôi hơi ngạc nhiên hỏi – “Công tử muốn gặp Tạ Tuấn?”

Công tử nhấp một ngụm trà, mặt mày dửng dưng – “Cũng không phải là đặc biệt muốn gặp, chẳng qua ta nghe nói huynh ấy đã về, gặp một lần cũng tốt.”

Tôi hiểu rõ, hắn càng bày ra vẻ không quan tâm thì thực chất lại càng để ý.

******

Tạ Tuấn, tự Tử Hoài, là hậu nhân của đại nho Tạ Tương.

Ở Lạc Dương, nếu như nói vị công tử thiếu niên nào có thanh danh có thể phân cao thấp với công tử nhà tôi thì chắc chỉ có Tạ Tuấn.

Y lớn hơn công tử 5 tuổi, sở trường thư pháp, 7 tuổi biết làm phú. Vào cái thời công tử vẫn chỉ là một đứa trẻ thì y đã vang danh khắp nơi.

Nhưng khác với công tử, y 15 tuổi đã rời khỏi Lạc Dương để đi vân du, từ đó các buổi tụ yến nhã tập đều không còn nhìn thấy bóng dáng của y.

Công tử và Tạ Tuấn đều xuất thân cao môn, tất nhiên là biết mặt nhau. Tính ra thì hai người còn có chút quan hệ thân thích, Tạ Tuấn là cháu nhà thông gia của em trai bên đằng vợ của thúc phụ công tử, chẳng qua lúc Tạ Tuấn rời khỏi Lạc Dương, công tử vẫn còn nhỏ cho nên bọn họ cũng không coi là quá thân.

Tôi lại càng chưa từng gặp mặt Tạ Tuấn, có điều các loại tin tức liên quan đến y thì lại nghe được không ít. Ví dụ như y từng gặp gỡ ai ở chỗ nào, đã thốt ra lời đàm luận sâu sắc ra sao, hoặc là đề một bài thơ ở đâu đấy, chưa đầy một tháng sau thì bản mẫu bức thư pháp đó sẽ được truyền đi khắp Lạc Dương.

Tin tức gần đây nhất của y là vào mấy tháng trước. Tộc Tiên Bi ở phía Tây đột nhiên phản loạn, Tần vương Tư Mã Dận phụng mệnh dẫn quân dẹp loạn. Tạ Tuấn là Trưởng sử dưới trướng của Tần vương, sau khi liên tiếp thắng trận liền được phong thưởng. Dạo trước phụ thân của Tạ Tuấn là Tạ Khuông ngã bệnh, lần này y đột ngột trở về Lạc Dương thiết nghĩ là có liên quan đến chuyện này.

Tôi đã từng nghe rất nhiều người nói nếu như Tạ Tuấn và công tử đồng trang lứa với nhau, Tạ Tuấn vẫn ở lại Lạc Dương thì nói không chừng công tử sẽ gặp phải đối thủ.

Có điều những lời như thế tôi không thèm để vào tai.

Kệ xác y là Tạ Tuấn hay Vương Tuấn, trong con mắt của tôi bàn về thịnh hành xuất chúng, thế gian này không ai có thể so sánh được với công tử.

Bất quá, công tử cũng không phải là người sống ở nơi thế ngoại, lời đồn đãi bên ngoài hắn ít nhiều cũng từng nghe qua.

Đã là người thì luôn có lòng so sánh, công tử vẫn luôn tò mò về Tạ Tuấn. Tôi biết mấy bức tranh chữ giấu ở trong thư phòng của hắn đều là do Tạ Tuấn tự tay viết.

Nếu công tử đã muốn gặp thì dĩ nhiên tôi cũng không tiện đề cập đến chuyện hồi phủ. Không bao lâu sau, Thanh Huyền trở về bẩm báo nói là xe ngựa của Tạ Tuấn đã đến.

Công tử nghe vậy, ánh mắt hơi sáng lên, lập tức đứng dậy khỏi tháp mềm để tôi giúp hắn sửa sang lại mũ áo sau đó thong thả bước về phía cửa.

Trong Hạc viên, tiếng đàn réo rắt, hạc trắng tung cánh múa, quả nhiên rất náo nhiệt.

Công tử vừa mới bước vào thì một đám người đã bu đến. Tôi nhắm mắt nhắm mũi bước theo sau hắn, Thanh Huyền dẫn đầu mấy đứa hầu thành thục chia ra bảo vệ hai bên trái phải. Cả bầu đoàn thê tử đang định bước vào bên trong thì chợt nghe thấy tiếng người xôn xao ở phía sau. Quay đầu nhìn lại thì thấy Cao Bàn cùng đông đảo tân khách đang vây quanh hai người; một vận áo gấm cài quan ngọc, tôi nhận ra đó là Tứ hoàng tử Thành Dương vương, người còn lại mặc trường bào, chân bước thong dong, tuy không thấy rõ mặt mũi nhưng mỗi một cử chỉ giơ tay nhấc chân đều toát ra một loại khí khái phi phàm.

Mẫu thân của Thành Dương vương là Thẩm Quý phi, là cháu gái của Thẩm Thái hậu, mẹ đẻ của Hoàng đế và Đại trưởng công chúa, khá có địa vị ở trong cung. Trong số rất nhiều hậu phi của Hoàng đế thì quan hệ của Đại trưởng công chúa với Thẩm Quý phi là tốt nhất, công tử và Thành Dương vương tuổi tác lại xấp xỉ nhau, từ nhỏ đã quen biết.

“Nguyên Sơ.” – Thành Dương vương nhìn thấy công tử bèn đi tới.

Ba người chắp tay chào hỏi xong, Thành Dương vương quay sang người bên cạnh nói – “Ta nhớ năm đó khi Tạ công tử còn ở Lạc Dương cũng từng gặp mặt Nguyên Sơ, không biết bây giờ có còn nhớ hay không?”

Tạ Tuấn nhìn công tử mỉm cười – “Sao dám quên chứ.” – Dứt lời liền chắp tay làm lễ với công tử – “Nhiều năm không gặp, Nguyên Sơ vẫn khỏe chứ?”

Y cao hơn công tử nửa cái đầu, âm thanh ôn hòa, một đôi mày kiếm như vẽ, ánh mắt sáng ngời.

Công tử cũng mỉm cười đáp lễ – “Không biết Tạ huynh cũng tới đây, không thể nghênh đón từ xa.”

******

Buổi yến tiệc này của Cao Bàn quả là không lỗ vốn, tôi dám đánh cược rằng sau một tháng nữa thì người ta vẫn còn kể về khung cảnh ngày hôm nay.

Tiêu điểm trong Hạc viên không phải là múa hạc, cũng không phải là Thành Dương vương mà là công tử và Tạ Tuấn. Chỗ án tịch của bọn họ không ngừng có người đi tới làm lễ chào hỏi, trong ngoài xếp làm ba tầng vây kín đến nước chảy cũng không lọt.

Đã nhiều năm rồi Tạ Tuấn không còn xuất hiện trong các bữa tiệc ở Lạc Dương cho nên so với công tử, mọi người càng tò mò về y hơn.

Cái gọi là tòng quân của đám con cháu thế gia chốn kinh thành phần lớn bất quá chỉ là treo đầu dê bán thịt chó, chẳng khác gì đổi một chỗ du ngoạn, sau khi về có khi còn mập trắng ra. Nhưng Tạ Tuấn thì khác, làn da y hơi sạm đen nhìn qua là biết từng chịu gió táp mưa sa, hông đeo trường kiếm, mỗi một cử chỉ giơ tay nhấc chân đều dứt khoát hơn người bình thường.

Đương nhiên, là một danh sĩ có thể đem ra so sánh định luận cùng công tử thì y nhất định là có dung mạo tuấn nhã, tư thái xuất chúng, tuy ngồi cùng với công tử nhưng lại không hề bị lấn lướt, đúng là khiến người ta ngạc nhiên.

Các buổi nhã tiệc như thế này tất nhiên là không thể thiếu được thanh đàm(*), vừa ngồi xuống chưa được bao lâu thì đã có người gợi lên chủ đề.

*_phong khí học thuật thời Ngụy Tấn, thế kỉ 3 – 4 ở Trung Quốc, chuyên bàn về những vấn đề cao xa, thoát li thực tế

Ngoại trừ thư pháp thì năm đó Tạ Tuấn cũng rất nổi tiếng về đàm dịch, chủ đề này tất nhiên là chuẩn bị cho y.

Tạ Tuấn cũng không phụ sự mong đợi của mọi người, vừa mỉm cười vừa ung dung thuyết giảng. Y cũng kiệm lời giống như công tử nhưng diễn ý lại bất đồng. Luận ngôn của Tạ Tuấn quy chuẩn mà vững vàng, tuy là đàm dịch nhưng lại không cố thêm vẻ huyền bí, dẫn chứng phong phú, có phần khí phách phóng khoáng. Mọi người đều chuyên tâm dồn chí lắng nghe, không khí lặng ngắt như tờ.

Sau khi kết thúc, không một ai có thể đáp trả, mọi người đều hoàn toàn bái phục, ngợi khen không dứt.

Ngay cả công tử cũng không ngoại lệ.

Điều này làm cho tôi có chút kinh ngạc.

Nếu đổi lại là lúc trước thì những kiểu nhã tiệc ban ngày như thế này, bất luận là công yến hay tư yến thì công tử cũng luôn là người rời đi sớm nhất, mà nay hắn lại ở lại lâu hơn hẳn bình thường. Thậm chí khi Thành Dương vương mời hắn tới vương phủ thưởng xuân lan hắn cũng từ chối, tự mình ở lại.

Trong đình, Tạ Tuấn đang cùng tân khách nói chuyện phiếm.

Nói ra thì người này xác thực là có chút thú vị.

Sĩ nhân đương thời theo đuổi kiểu huyền đàm cao thâm ảo diệu, coi chính trị Khổng Mạnh là thứ thô tục. Nếu như có một ai dám ở trong một buổi nhã tập bày tỏ đạo lý trị quốc thì chẳng khác nào phá hoại không khí, đương nhiên là bị người khác cười nhạo. Nhưng Tạ Tuấn lại tựa hồ như không thèm để ý đến, trò chuyện hồi lâu, nói hết trời Nam biển Bắc nhưng phần nhiều vẫn là chuyện chính trị. Bất quá kiến thức y uyên bác, câu từ lại phong phú cho nên mọi người đều nhiệt tình lắng nghe. Chung quy vẫn là do thanh danh của y quá vang dội, cho dù phạm vào quy củ nhưng chỉ cần không hại đến đại thể thì cũng sẽ không có người nào dám chỉ trích thẳng mặt.

“… Nói như vậy thì lần này Tần vương xuất binh vô cùng thuận lợi?” – Có người hỏi.

Tạ Tuấn nói – “Ngày trước Tần Vương trấn thủ Liêu Đông mấy năm, rất có mưu lược. Lần này nếu như không phải do ngài ấy tự mình xuất chinh thì e rằng cũng không thể dễ dàng đạt được thắng lợi như thế.”

“Đó là trời phạt!” – Một kẻ khác hùng hồn nói – “Phản tặc lại dám gϊếŧ Thứ sử của ta, hôm nay đền tội cũng là xứng đáng.”

Tạ Tuấn nghe vậy nhưng lại cười nhạt

“Lúc trước khi Mã Nguy làm Thứ sử Lương Châu, giao hảo hữu nghị với Khương và Tiên Bi, Tây Bắc vốn không hề xảy ra phản loạn. Sau Trình Tĩnh lên thay, tính tình độc đoán, oán hận chất chứa dần tích lại. Phản loạn lần này chính là do loạn đảng mượn hiềm khích sinh sự, nếu không phải được diệt trừ kịp thời thì chỉ sợ Hà Tây sẽ đoạn tuyệt chia cắt, khó mà xoay chuyển.” – Y không nhanh không chậm nói – “Nếu như nói là xứng đáng đền tội, e rằng không chỉ có một mình loạn đảng đâu.”

Kẻ kia hơi sửng sốt, vẻ mặt lúng túng.

Mọi người xung quanh cũng ngượng ngùng trố mắt nhìn nhau.

“Tại sao Tạ công tử lại nói như vậy…” – Thanh Huyền không nhịn được nhỏ giọng thầm thì.

Tôi không trả lời, trong lòng âm thầm tính toán xem nên làm thế nào để dỗ công tử về nhà sớm một chút.

Lúc này, Cao Bàn ho nhẹ một tiếng, nâng ly cười nói – “Tạ công tử chu du thiên hạ, quả nhiên kiến thức uyên thâm. Hôm nay là nhã tiệc, có lương thần mỹ cảnh, lại có cao bằng cố hữu, há có thể phụ lòng? Nào các vị chư công, chúng ta cùng tận tình nâng chén, không say không về!”

Lão vừa lên tiếng giảng hòa, mọi người liền vội vàng nâng ly phụ họa.

Tạ Tuấn cũng không tiếp tục nhiều lời, nâng ly rượu lên uống một hơi cạn sạch.

Công tử không uống rượu do người lạ rót, tôi nhận lấy bình rượu từ trong tay người hầu Hầu phủ tự mình rót rượu cho hắn.

“Nghê Sinh.” – Hắn chợt xoay đầu lại, thấp giọng nói – “Tan tiệc ta muốn gặp Tạ công tử.” – Trong đôi mắt như sáng lên một tia lấp lánh nhàn nhạt.

Tôi thoáng sửng sốt, đáy lòng đột nhiên dâng lên một loại dự cảm không hay.

******

Nhìn bề ngoài, mặc dù công tử là con cháu quý tộc nhưng tôi biết hắn thực ra là một người rất có chí hiệp khách, thường mơ tưởng một ngày kia có thể giống như những thiếu niên anh tài trong thơ cổ tung hoành ngang dọc, kiến công lập nghiệp. Vì vậy đối với những người từng du ngoạn trong thiên hạ, hắn đương nhiên coi trọng hơn vài phần.

Đúng như dự đoán, đến khi mặt trời ngả về Tây, tân khách tan hết, công tử và Tạ Tuấn vẫn còn nán lại ở trong đình. Hai người trò chuyện vô cùng hợp ý, còn xưng huynh gọi đệ. Mắt thấy sắc trời đã dần tối, công tử vẫn lần lữa không đề cập đến chuyện ra về, còn để tôi ở bên cạnh pha trà.

“Nguyên Sơ thấy Phú Xuân viên của Tân An hầu có được xem là đẹp?” – Tạ Tuấn ngồi dựa nghiêng trên ghế bằng, hỏi công tử.

Công tử đưa mắt nhìn xung quanh, nói – “Tân An hầu vì khu vườn này mà đã tiêu tốn không ít, thiết kế hết sức xa hoa, dĩ nhiên là đẹp.”

Nước trà trong nồi lăn tăn sôi, tôi múc ra chén, bưng đặt lên trên án.

Tạ Tuấn cầm lấy chén trà, khẽ thổi nhẹ.

“Đệ nhìn lầu gác kia xem, tên là Ngọc Lộ Các.” – Y nói – “Nghe đồn nơi đó lấy gỗ trầm trải sàn, tường khảm châu ngọc, Tân An hầu đem vị tỳ thϊếp xinh đẹp nhất của mình giấu ở trong đó, ngày ngày cẩm y ngọc thực, thanh sắc khoái hoạt.” – Dứt lời, y nhìn công tử – “Theo ý của Nguyên Sơ, vị tỳ thϊếp kia hưởng hết mọi vinh hoa phú quý, có thể coi là may mắn của đời người không?”

Công tử suy tư chốc lát, nói – “Cho dù hưởng hết mọi vinh hoa thì cũng chỉ là một tỳ thϊếp.”

“Ta và đệ cũng như vậy.” – Tạ Tuấn ý tứ sâu sa nói – “Nếu cam chịu trong cảnh bình yên, chẳng qua cũng chỉ là cá chậu chim lồng, một đời hèn hạ, uổng phí thanh danh.”

Công tử nói – “Năm đó Tử Hoài huynh quyết chí viễn du cũng là vì nguyên nhân này?”

Tạ Tuấn cười một tiếng – “Kỳ thực cũng không phải vậy, năm đó ta đi xa là vì muốn tìm một người.”

Công tử tò mò – “Ồ? Là người nào vậy?”

Tạ Tuấn nhấp một ngụm trà nói – “Nguyên Sơ có biết Toàn Cơ tiên sinh?”

Tôi nghe thấy cái tên này thì cũng ngẩn ra.

“Toàn Cơ tiên sinh?” – Công tử nói – “Chính là vị dị nhân từng hạ sấm về Cao Tổ ấy ư?”

Đúng vậy.”

Công tử càng ngạc nhiên hơn – “Chẳng lẽ người mà Tử Hoài huynh muốn tìm là ông ấy?”

Tạ Tuấn cười một tiếng – “Toàn Cơ tiên sinh danh chấn thiên hạ, đáng tiếc khó kiếm được tung tích, thời điểm xuất hiện cũng không cố định, ngắn thì vài năm, dài thì mấy chục năm. Năm ấy ta nghe nói ông ấy hạ sấm trong hội Kê Sơn liền muốn đi gặp môt lần xem xem rốt cuộc là nhân vật như thế nào, đáng tiếc là vẫn không thể tìm thấy, vô cùng tiếc nuối.”

Công tử nói – “Triều đình nghiêm cấm sấm vĩ(*), có lẽ Toàn Cơ tiên sinh là vì tránh họa.”

*_Thuật sấm vĩ khởi đầu từ thời Tần, thịnh hành ở thời Lưỡng Hán. Sách “Thuyết văn giải tự” nói: “Sấm, nghiệm dã” ý nói lừa giả là ẩn ngữ (lời nói bóng) dự quyết cát hung, sấm, trên thực tế là dấu hiệu lời dự đoán tương lai, cũng chính là như lối nhà khoa học Trương Hành thời Đông Hán nói “Lập ra lời đoán trước, có chứng triệu xảy ra ở sau này”. Vĩ là một phân Nhánh của Kinh, suy diễn cả đến nghĩa khác, tương truyền Khổng Tử “đã tự thuật Lục Kinh để làm sáng tỏ đạo Trời lẽ Người, biết đời sau không thể khảo xét được ý nghĩa của nó, cho nên lập riêng sấm thư và Vĩ thư đế lưu lại cho đời sau”. Câu này là trích dẫn từ sách “Tùy thư. Kinh tịch chí”. Ta có thể thấy thuật Sấm Vĩ được phủ cho màu sắc thần học. Nhưng, nó vừa ra đời, đã gặp phải sự phản đối của phái vương triều chính thống đương thời. Bắt đầu Từ thời Hán, nhiều đời đế vương đều đã từng công khai cấm sấm Vĩ, nhưng việc đó cũng không làm cho nó bị diệt mất, trái lại càng diễn ra càng mãnh liệt.Thuật Sắm Vĩ có thể phân thành hai loại bằng văn tự và tranh vẽ. Sấm biểu thị bằng tranh vẽ trong sách “Sấm thư” đã từng có ghi chép, còn sấm bằng văn tự, do việc ghi chép và lưu truyền thuận tiện và những, câu chuyện nó hàm chứa quanh co kích động lòng người, nên trong các tài liệu lịch sử của Trung Quốc cổ đại còn ghi lại được rất nhiều. Theo hình thức biểu hiện của nó, loại sấm này lại có thể phân thành thơ sấm và lời sấm.

Tạ Tuấn nói – “Nguyên Sơ không biết đấy thôi, triều đình ngăn cấm sấm vĩ chính là bắt nguồn vì lời sấm năm ấy của Toàn Cơ tiên sinh.”

Công tử nhìn y kinh ngạc.

Ta Tuấn nhấp một ngụm trà, nói tiếp – “Năm ấy, Toàn Cơ tiên sinh xuất hiện, hạ sấm viết “Thiên hạ ba đời đại loạn.” Sau khi lời ấy thốt ra, thiên hạ chấn động, triều đình liền hạ lệnh cấm tuyệt sấm vĩ. Năm đó ta tới hội Kê Sơn tìm Toàn Cơ tiên sinh cũng chính là bởi vì chuyện này. Đáng tiếc tới quá muộn, ông ấy đã không còn thấy bóng dáng nữa rồi.”

Công tử nghe xong, cau mày nói – “Hóa ra là như vậy, đệ lại chưa từng nghe nói tới.” – Dứt lời, hắn suy nghĩ một chút rồi lại nói – “Có điều chưa có ai từng gặp Toàn Cơ tiên sinh, lời sấm này có lẽ chỉ là lời đồn đãi, bịa đặt.”

Tạ Tuấn gật đầu – “Nếu như không có người làm chứng thì ta cũng suy nghĩ như vậy. Nhưng lúc Toàn Cơ tiên sinh hạ sấm, trong số những người có mặt ở đó có một người mà ta quen biết.”

“Ồ?” – Công tử hỏi – “Là ai vậy?”

“Tần vương.” – Tạ Tuấn mỉm cười – “Là người mà ta đang dốc sức dưới trướng.”

******

Trên đường trở về phủ, công tử vô cùng phấn chấn, suốt một dọc đường câu nào cũng đều nhắc đến “Tạ công tử.”

“Lúc Tạ công tử bằng tuổi ta hiện giờ đã ra khỏi ải Dương.” – Hắn thở dài nói. – “Ngay cả Lĩnh Nam huynh ấy cũng từng đặt chân qua.”

Công tử ngửa người, lấy tay làm gối, không ngừng lẩm bẩm – “Đến nay, Tạ công tử đã lập chiến công, nghe nói bệ hạ còn muốn ban tước cho huynh ấy.”

Cuối cùng hắn ngồi dậy, quay sang tôi, ánh mắt nghiêm túc – “Nghê Sinh, ta so với huynh ấy thì sao?”

Tôi vẫn thất thần từ nãy đến giờ, nghe công tử hỏi vậy liền đưa mắt nhìn về phía hắn.

Loại vấn đề này chỉ có duy nhất một đáp án.

Tôi nói – “Sao công tử lại nói ra những lời như vậy? Tuy công tử không từng du ngoạn khắp thiên hạ như Tạ công tử nhưng trong mắt của ta, luận về tài năng nhân phẩm, công tử đều hơn hẳn Tạ công tử.”

Công tử lắc đầu, nho nhã nói – “Nàng khen ta là bởi vì trong lòng nàng ưu ái ta thôi(*)”

*_nguyên văn “Nhữ tuy mỹ ngã, thực tư ngã dã” 汝虽美我, 实私我也

Tuy nói như vậy nhưng tôi biết trong lòng hắn rất thoải mái.

“Nghê Sinh,” – được một lát, công tử lại chợt hỏi – “Nàng có tin vào lời sấm kia của Toàn Cơ tiên sinh không?”

Tôi ngẩn người.

“Công tử có tin không?” – Tôi không đáp mà hỏi ngược lại hắn.

Công tử nói – “Năm đó ta cũng từng nghe tổ phụ nhắc tới Toàn Cơ tiên sinh, ông nói người này là kỳ tài, rất ít khi lộ diện nhưng hạ sấm truyền cực kỳ linh nghiệm. Lúc khai quốc, Toàn Cơ tiên sinh từng nói Cao Tổ phải mất mười ba năm mới đoạt được thiên hạ, sau đó quả nhiên là như vậy.

Tôi cười một tiếng – “Thật sự thần kỳ như vậy, là do Tư Không tận mắt chứng kiến sao?”

Công tử lắc đầu.

Nói vậy thì Tư Không cũng chỉ giống như Tạ công tử, chẳng qua chỉ là nghe người khác nói mà thôi.” – Tôi nói.

“Lúc trước ta cũng nghĩ như vậy nhưng Tạ công tử vừa mới nói là Tần vương đã tận mắt nhìn thấy Toàn Cơ tiên sinh.”

Tôi hỏi ngược lại – “Nếu nói như vậy, Toàn Cơ tiên sinh rất ít khi lộ diện, Tần vương trước đó cũng chưa từng gặp mặt ông ấy làm sao mà biết được người mà ngài ấy nhìn thấy chính là Toàn Cơ tiên sinh?”

Công tử nói – “Nghe đồn mỗi lần Toàn Cơ tiên sinh xuất hiện đều nhất định có hạc trắng bay tới ải Lăng Tiêu ở Lạc Dương, lượn quanh ba vòng rồi giáng xuống Lộ Đài, tiếng hạc kêu dài cả thành đều nghe thấy. Trên chân hạc buộc túi gấm, trong đựng sách lụa, bên trên viết thời gian địa điểm hạ sấm của Toàn Cơ tiên sinh. Mà mỗi lần tiên sinh xuất hiện đều mặc một thân áo lông hạc trắng, người đời xưng ông ấy là Bạch Hạc chân nhân.”

Hắn miêu tả vô cùng cặn kẽ giống như là tận mắt chứng kiến, tôi nghe xong liền phì ra cười thành tiếng.

“Toàn Cơ tiên sinh này sao lại giống phường đạo sĩ hóa phép lừa tiền thế?” – Tôi nói – “Ông ta để lại quyển sách lụa đó phải chăng là để lừa người ta tới xem ông ta hạ sấm, thế có thu tiền không?”

Công tử trừng mắt nhìn tôi nhưng vẫn trả lời – “Nghe nói là mỗi người trăm lượng.”

Tôi nói – “Đắt thế, nếu có người thấy lợi sáng mắt, muốn đóng giả cũng không phải là không có khả năng. Vậy có cách nào để giám định được không?”

Công tử ngẩn người – “Chuyện này thì không thấy Tạ công tử đề cập tới.”

Tôi kiên nhẫn nói – “Công tử có còn nhớ chuyện của Huệ Dương Bá năm ngoái không? Chẳng phải là nghe nói ông ta gặp được một lão phương sĩ thần tiên ở trong núi, sau khi uống thuốc bất lão của lão kia xong liền trở nên điên điên khùng khùng, bị người khác nhạo báng đấy ư. Những kẻ giả thần giả thánh đi lừa người còn nhiều hơn cả rễ tre, chỉ dựa vào nói mồm thì làm sao phân được thật giả? Triều đình hạ lệnh nghiêm cấm sấm vĩ cũng là có lý do cả.”

Công tử suy nghĩ một chút lại nói – “Thế vạn nhất người ấy là Toàn Cơ tiên sinh thật, lời sấm cũng là thật thì sao?”

“Vạn nhất là thật, thì thời loạn cũng chẳng còn bao xa nữa.” – Tôi chớp mắt hạ thấp giọng – “Theo như lời sấm kia thì hiện thời chính là đời thứ ba, nếu như thật sự ứng nghiệm…”

Công tử hơi biến sắc, ngắt ngang lời của tôi – “Không thể nói bừa.”

Tôi cười một tiếng, thở dài – “Công tử, người hạ sấm trong thiên hạ này nhiều không đếm xuể, nếu như ai cũng đều tin thì chẳng phải là loạn rồi sao?”

Công tử khẽ gật đầu, như có điều suy nghĩ.

“Nghê Sinh.” – Công tử quay về phía tôi nói – “Ta cũng muốn đi chu du thiên hạ.”

Những lời như thế hắn đã từng nói rất nhiều lần, tôi chẳng hề ngạc nhiên.

“Công tử định chu du như thế nào? Chẳng lẽ cũng giống như Tạ công tử tới Lĩnh Nam và ải Dương ư?” – Tôi hỏi.

Hắn nói – “Lĩnh Nam, ải Dương đã là gì, ta muốn đi xa hơi nữa, đi hết từ Tây sang Đông, đến tận cùng Nam Bắc.”

Nhìn bộ dáng hào hứng của công tử, tôi liền dịch người ngồi gần vào bên cạnh hắn.

“Nếu vậy thì công tử phải chuẩn bị thật kỹ mới được.” – Tôi nói. 𝑁hanh‎ nhấ𝑡‎ 𝑡ại‎ ﹙‎ 𝑻𝙧‎ 𝐔m𝑻𝙧uyện﹒𝚅n‎ ﹚

Công tử hỏi – “Chuẩn bị gì cơ?”

“Chuyện gì chẳng phải chuẩn bị.” – Tôi nói – “Ví dụ như lúc lên đường công tử định mang theo bao nhiêu lộ phí, bao nhiêu xe ngựa, bao nhiêu tùy tùng?”

Công tử xem thường nói – “Mấy cái chuyện vặt vãnh đó cũng cần phải chuẩn bị?”

Tôi thầm thở dài, tuy thanh danh của công tử truyền khắp thiên hạ nhưng về mặt kiến thức sinh hoạt hàng ngày thì hắn còn không bằng cả một đứa trẻ nông thôn mười tuổi.

“Công tử,” – Tôi nói – “Với chí hướng của huynh, chuyến đi này đâu phải chỉ nghìn dặm, vạn dặm mà phải hết năm này tháng nọ, nếu không chuẩn bị chu đáo thì làm sao nên chuyện?”

Công tử nghe vậy thì tựa như tỉnh táo, bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ.

“Tùy tùng chừng hai ba đứa là đủ.” – Công tử nói – “Còn về xe ngựa thì có hay không cũng được, ta chỉ cần Thanh Vân Thông.”

Thanh Vân Thông là con ngựa quý Đại Uyên mà hắn mới có được dạo gần đây, vô cùng quý báu.

Tôi lắc đầu, xòe ngón tay tính toán cho hắn xem – “Công tử rời khỏi nhà ra bên ngoài, cơm ăn ba bữa cùng sinh hoạt hàng ngày đều phải có người chăm sóc, còn phải đề phòng gặp phải hung tặc hãn phỉ, ít nhất cần sáu bảy đứa tùy tùng đi theo. Ra khỏi kinh kỳ, đường đi đa phần là chốn hoang vu, nếu như không tìm được chỗ nghỉ trọ tất nhiên là phải ngủ ở ngoài trời, lều trướng chăn nệm phải chuẩn bị thật kỹ. Còn về con Thanh Vân Thông kia mỗi bữa đều phải chuẩn bị cho nó rơm cỏ loại tốt tươi nhất, nếu như không được cho ăn đầy đủ sẽ ốm yếu sinh bệnh cho nên thức ăn gia súc cũng phải mang theo một ít… Có điều những chuyện này đều chỉ là chuyện nhỏ, chỉ trừ hai thứ sau, công tử nhất định phải chú ý chuẩn bị.”

“Thứ gì?” – Hắn hỏi.

Tôi nói – “Một là thuốc phòng khí độc, hai là gậy gãi ngứa.”

Công tử kinh ngạc.

“Tổ phụ của ta cũng từng vào Nam ra Bắc, ông nói với ta hành tẩu thiên hạ không thể thiếu được hai vật này. Sau khi qua sông, phía Nam nhiều khí độc, Lĩnh Nam lại càng mù mịt. Người miền Bắc không quen thủy thổ, rất dễ bị nhiếm độc, lúc phát bệnh tứ chi sưng vù bầm tím, nếu như không được chữa trị kịp thời thì chỉ trong một ngày có thể đột tử mà chết, lúc chết tướng mạo vô cùng thê thảm.”

Công tử nuốt khan một cái.

“Thế gậy gãi ngứa để làm gì?” – Hắn hỏi.

“Gậy gãi ngứa là món đồ thông dụng từ Nam chí Bắc.” – Tôi nói – “Rời nhà lăn lộn ở bên ngoài khó tránh khỏi dầm mưa giãi nắng, bẩn thỉu lem luốc, người ngợm ngứa không thể gãi, lúc ấy lại chả cần đến gậy gãi ngứa à.”

Công tử nhíu mày nói – “Đến lúc ấy rửa ráy thay y phục không phải là xong sao?”

Tôi nói – “Công tử nói đơn giản thế, phía Nam mưa nồm ẩm ướt, thay y phục cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Tây Bắc hạn hán nhiều, mấy ngày không rửa mặt là chuyện bình thường.”

Công tử – “…”

Tôi thản nhiên nói – “Nếu như công tử không tin thì có thể đi hỏi Tạ công tử. Ngài ấy đã từng đi qua hết Nam Bắc, tất nhiên là biết rõ.”

Công tử suy nghĩ một lát cuối cùng nói – “Phiền toái thế à, chuyện này phải bàn bạc kỹ hơn mới được.”

Tôi cười cười.

Những lời này nửa thật nửa giả, tôi cũng không sợ bị vạch trần vì tôi biết công tử tuyệt đối sẽ không đem cái dốt của mình ra hỏi Tạ Tuấn

Trong con mắt người đời, công tử là người phong nhã vô cùng, chuyện quân binh dường như chẳng liên quan gì đến hắn. Nhưng ít kẻ biết được, từ sau khi bệnh nặng một trận công tử liền bái danh sư, bắt đầu luyện tập cung kiếm. Mỗi ngày, hắn đều luyện tập ở hoa viên trong phủ, sau vài năm tiến bộ không ít, hiện tại trong phủ Hoàn đã không còn ai có thể làm đối thủ của hắn.

Lúc công tử luyện võ, tôi thích nhất đứng bên cạnh ngắm hắn.

Nhất là khi hắn luyện đến cả lưng đẫm mồ hôi, chiếc áσ ɭóŧ lụa mỏng dính sát vào cơ thể cao lớn. Hắn không nhịn được nóng mà kéo cổ áo, để lộ ra vòm ngực rắn chắc cùng cánh tay vạm vỡ… Nói thật lòng, tôi cho rằng chỉ cần là người bình thường, ai cũng không thể phủ nhận cảnh tượng đó chính là mỹ cảnh nhân gian

Tôi thường nghĩ, nếu như cuộc đời này cứ như vậy mà trôi qua cũng không tệ. Chuyện tốt duy nhất mà lão phương sĩ chó má đó làm ra được chính là hạ tiên đoán trước năm 25 tuổi công tử không thể cưới vợ. Chủ công và Đại trưởng công chúa luôn nghe theo lời này răm rắp, đừng nói là cưới vợ, ngay cả đính hôn cũng chưa từng suy xét đến.

Điều này vừa hợp ý tôi, chỉ cần công tử còn chưa thành hôn ngày nào thì tôi vẫn còn có thể dựa vào cái danh tỳ nữ thân cận này mà tác oai tác quái ngày đó, chẳng cần lo lắng đến chuyện đột ngột nhảy ra một nữ chủ nhân cản trở nọ kia.

Năm nay đã là năm thứ ba kể từ ngày tôi bước chân vào phủ Hoàn.

Tôi từng nhờ người đi hỏi thăm, điền trang của tổ phụ ở Hoài Nam vẫn nằm trong tay quan phủ. Mấy năm qua, nhờ phúc của công tử mà tôi gom góp được không ít tiền của. Dựa theo giá thị trường, đợi đến khi công tử thành gia lập thất thì có lẽ tôi cũng đã gom được đủ bạc để chuộc thân và mua lại mảnh điền sản kia, bắt đầu cuộc sống mà tổ phụ từng hy vọng dành cho tôi.

Đương nhiên, cho dù đến lúc đó phủ Hoàn không cho tôi chuộc lại thân thì cũng chẳng sao. Tôi không bị xăm mặt, cho dù có trốn đi ra ngoài thì cũng chẳng ai biết tôi là nô tỳ.

Về thư tịch, tôi cũng đã tính hết cả, thời này năm nào mà chẳng có thiên tai nhân họa, ví dụ như trận lũ sông Lư trăm năm khó gặp năm tổ phụ tôi qua đời, cả thôn cả tỉnh đều chết hết. Chỉ cần lựa lúc quan phủ triệu hồi lưu dân, tìm một thôn làng hẻo lánh, thay tên đổi họ, mượn xác hoàn hồn, bất kể là ai cũng không điều tra ra được…

“Nghê Sinh,” – Công tử quay đầu hỏi tôi – “Nàng cũng cho rằng chuyện ta muốn ra ngoài là tùy hứng à?”

Về vấn đề này cũng chỉ có một câu trả lời.

“Công tử nói gì vậy.” – Tôi nói – “Công tử chí bay ngàn dặm, người thường không thể bì kịp.”

Công tử lộ ra vẻ vừa lòng.