Bạn đang đọc truyện online miễn phí Chương 36: – 40 tại dualeotruyen.
dịch: Uyên Uyên
Chương 36
Lâm Du nhìn về phía khúc quanh giữa lưng núi qua màn mưa tầm tã, đoạn đường này một bên là núi một bên là sườn dốc mười mấy hai mươi mét nối liền xuống thung lũng dưới chân núi. Đường vốn đã ngoằn ngoèo, gặp mưa thì lầy lội lồi lõm.
Ban đầu bên tai chẳng có gì ngoài tiếng mưa, Lâm Du vừa định nói anh nghe lầm rồi đó thì một cái đầu xe tải xuất hiện trong tầm mắt.
Những người khác cũng thấy, Lâm Hạo kéo chiếc nón áo mưa vô dụng trên đầu xuống ngay tại chỗ rồi vẫy tay lia lịa với người lái, “Bên này bên này!”
Từ xa đã thấy một người nhoài đầu ra khỏi cửa xe, là chú Hoàng.
Chú Hoàng cũng vẫy tay với cả bọn rồi rụt người vào trong như đang nói gì đó với tài xế.
Lâm Thước: “Chú Hoàng này làm việc tốc độ nhỉ, mới đó đã tìm được xe rồi.”
Lâm Du kéo kéo mảnh vải bạt màu xanh lá sẫm trên người l3n đỉnh đầu, đưa bàn tay buốt giá lên miệng hà hơi, “Chắc chú ấy rành đường đi nước bước vùng này nên nhờ người ở gần đây đến giúp.”
Trong lúc nói chuyện xe đã đến gần rồi chẳng mấy chốc dừng lại trước mặt cả bọn.
Lâm Du dùng toàn bộ tâm trí để nghĩ xem chiếc xe này có thể kéo xe bọn họ ra khỏi hố trũng không, mãi đến lúc Lâm Hạo đột nhiên hô to đầy sửng sốt: “Anh cả!”
Tim Lâm Du thắt lại, cả những khớp ngón tay cũng cứng đờ.
Trong chuyến đi này bọn họ từng gọi rất nhiều người là anh hai anh cả, nhưng đa số đều là cách xưng hô lịch sự lễ phép. Người có thể khiến Lâm Hạo gọi anh cả một cách hưng phấn và thân thiết đến thế, Lâm Du chỉ nghĩ ra một người.
Cuối cùng cậu cũng xoay cần cổ cứng còng lại, nhìn về phía chiếc xe sau lưng.
Người đầu tiên mở cửa bước xuống không phải chú Hoàng hay tài xế mà là người ngồi ghế sau.
Một chiếc dù đen mở ra trước, chân người đó rất dài, dễ dàng bước xuống từ ghế sau rất cao của xe hàng, giẫm lên bụi cỏ khô bên dường. Mắt Lâm Du nhìn lên thấy được chiếc áo lông dáng dài anh đang mặc, cũng đen tuyền.
Sau đó mới đến khuôn mặt anh tuấn, đôi mắt quen thuộc.
Trên con đường đất giữa chốn rừng thiêng nước độc, trời mưa như trút nước, Văn Chu Nghiêu đột ngột xuất hiện.
Vẫn chín chắn vững chãi, điềm tĩnh ung dung.
Giữa lúc Lâm Du hãy còn ngơ ngác nhìn anh, Văn Chu Nghiêu đã sải bước đến gần.
Lâm Thước thấy Văn Chu Nghiêu xuất hiện cũng kích động cực kỳ, cậu chàng hỏi: “Anh cả, sao anh lại đến đây?”
“Lên xe trước đã.” Khi đã đến gần, Văn Chu Nghiêu chỉ nói trước câu này.
Lâm Thước và Lâm Hạo vội vội vàng vàng chạy về phía chiếc xe phía sau.
Một chiếc dù che trên đỉnh đầu, nước mưa rào rạt vẫn xối xuống mặt lẫn người bỗng biến mất. Lâm Du cảm thấy như mình đang được bao bọc trong một không gian nho nhỏ.
Cậu ngẩng lên nhìn chiếc dù trên đầu, rồi nhìn sang Văn Chu Nghiêu đang đứng ngay trước mặt.
“Anh.” Cậu lên tiếng gọi, giọng như khàn đi.
Văn Chu Nghiêu đột nhiên đưa tay tới, ngón tay anh vuốt qua gò má Lâm Du, tặc lưỡi cúi xuống nhìn vào mắt Lâm Du mà nói: “Bảo em lên xe mà, ngu người rồi à? Chú khỉ đất.”
Nghe thấy câu nhận xét đó, Lâm Du nhìn nhìn vết bùn trên ngón tay Văn Chu Nghiêu, cúi đầu nhìn nửa ống quần lấm tấm bùn sình của mình, câm nín mất một lúc.
Cái hình tượng này, thôi đừng nói, lớn bằng này rồi chắc đây là lần đầu tiên bê bết đến thế.
Lâm Du vuốt mặt, hỏi anh: “Trên mặt em còn không?”
“Hết rồi.” Văn Chu Nghiêu liếc mắt nhìn cậu, choàng tay lên vai kéo cậu đi tới hết sức tự nhiên, “Lên xe.”
Loại xe chủ yếu dùng để chở hàng thôi, nhưng xe của tài xế mới đến to hơn xe của chú Hoàng một chút cho nên miễn cưỡng đủ nhét hết mọi người vào.
Có điều hàng ghế sau hơi chật một chút.
Văn Chu Nghiêu ngồi ngoài cùng, bên cạnh là Lâm Du, kế bên nữa là Lâm Thước và Lâm Hạo.
Tạm thời không thể kéo chiếc xe cũ của bọn họ lên được, trời mưa rất bất tiện, cộng thêm đã đi được hơn nửa đường nên quyết định tới điểm đến trước đã. Còn về xe thì chú Hoàng nói sẽ nhờ người nghĩ cách sau.
Tuy Lâm Du đã khoác một lớp vải bạt nhưng lớp quần ngoài đã ướt hết rồi. Giờ ngồi kế bên Văn Chu Nghiêu đang khô ráo sạch sẽ, cậu sợ mình làm ướt đồ của anh nên nhích nhích sang bên như phản xạ có điều kiện.
“Trời mẹ ơi lạnh quá đi!” Lâm Thước ngồi cạnh Lâm Du chà cánh tay, răng đánh lập cập.
Lâm Du nghe vậy liền nói: “Ai bảo lúc ra cửa anh chê không phong độ rồi không chịu mặc đồ dày bên trong.”
Lâm Hạo: “Sớm biết vậy đã đem theo mấy bộ rồi, không nên để hết đồ lại nhà chú Hoàng.”
Ngay lúc ấy đột nhiên Lâm Du nhận thấy mình được Văn Chu Nghiêu ôm eo kéo lại, cậu còn chưa kịp nói người em ướt thì anh đã lên tiếng trước: “Dưới ghế xe có giỏ quần áo đấy, lấy ra khoác lên trước đi, dùng tạm một lúc.”
Lâm Hạo: “… Anh cả vạn tuế!”
“Vẫn là anh chu đáo nhất.” Cả Lâm Thước cũng hùa theo.
Hai người run rẩy lôi một cái giỏ to lên rồi kéo dây kéo lấy quần áo ra.
Lâm Du vẫn định nhích ra xa lại thì Văn Chu Nghiêu trực tiếp cởϊ áσ khoác mình đang mặc trên người rồi đưa tay lột lớp áo ướt bên ngoài của Lâm Du ra, phủ áo mình lên vai cậu, “Mặc vào đi.”
“Không, không cần đâu.” Lâm Du ngơ ra một lúc rồi định cởi ra, bảo: “Anh mặc đi.”
Văn Chu Nghiêu nhíu mày nhì cậu: “Còn bắt anh phải mặc cho em à?”
“Lâm Tiểu Du em đừng có đỏng đảnh nữa.” Lâm Hạo cạnh đó vừa mặc đồ vừa nói: “Hôm nay em thử cảm xem anh cả có mắng em không.”
Lâm Du sững người, đúng là cậu cứ thấy lạnh buốt lên thật. Áo của Văn Chu Nghiêu vẫn còn nhiệt độ cơ thể anh, hơi ấm ấy lan khắp toàn thân từ sau lưng.
Lâm Du liếc liếc sắc mặt anh mình, không một hai đòi cởi ra nữa.
Lâm Du khoác áo của Văn Chu Nghiêu co người lại trên ghế, nghe chú Hoàng và tài xế than vãn về thời tiết hôm nay.
“Chú Hoàng sao chú tìm được anh cả bọn cháu vậy?” Lâm Thước mặc đồ xong thì hỏi lên hàng ghế trước.
Chú Hoàng quay đầu nhìn Văn Chu Nghiêu, cười nói: “Chú đâu có biết anh cả mấy đứa là ai đâu? Chú đang vội đi tìm người giúp thì vô tình gặp bọn họ trên đường, hỏi ra mới biết đến cùng một nơi nên chú định nhờ giúp.”
“Trùng hợp thật đó.” Lâm Thước nói.
“Không trùng hợp đâu.” Đột nhiên Văn Chu Nghiêu lên tiếng, “Đi xa nhà mà không đứa nào biết phòng xa sự cố, đi bấy nhiêu ngày đàng học được bao nhiêu sàng khôn cho chó gặm hết rồi à?”
Anh mắng một lượt cả ba anh em, cả Lâm Du cũng thấy hai má nóng lên.
Quả thật bọn họ quá sơ suất, cứ nhởn nhơ chẳng biết chuẩn bị trước gì cả, nếu không bị trì hoãn không chừng đã tới nơi từ lâu, cũng không đến mức gặp chuyện xe lún thế này.
Chú Hoàng giải vây cho cả bọn: “Cũng tại chú, dựa theo kinh nghiệm cho là thời tiết như hôm nay sẽ không có mưa, mười ngày là đủ đi về, đâu có ngờ trời lạnh như thế này mà còn mưa to.”
Văn Chu Nghiêu không nhắc chuyện đó nữa, bắt đầu hỏi han tình hình từ chú Hoàng.
Anh chỉ mặc mỗi chiếc áo lông trắng cao cổ, vì ghế chật nên phải ngồi bắt chéo chân, trông không giống đang ngồi trong chiếc xe chở hàng một chút nào, rành rành là một công tử hào hoa.
Lâm Du ngắm đến ngẩn người, rồi thình lình hắt xì một cái.
“Lạnh hả?” Văn Chu Nghiêu nghiêng đầu liếc sang cậu một cái rồi ôm vai cậu kéo lại gần, “Dựa vào anh.”
Trên thực tế Lâm Du không vô dụng đến thế, nhưng cậu cũng không muốn cảm cúm vào thời điểm này, ngoài phiền hà thì chẳng được gì.
Nên cậu thật sự ngả người về phía anh, sẵn tiện ngồi sát chút cho Văn Chu Nghiêu ấm hơn.
Chú Hoàng tán gẫu với cả bọn: “Chú từng gặp anh Lâm vài lần rồi, anh em mấy đứa thân nhau được như thế cũng hiếm có thật.”
“Cái đó đương nhiên rồi chú.” Lâm Thước đã ấm trở lại bắt đầu liếng thoắng: “Gia đình nghiêm lắm, bọn cháu mà cãi nhau là bản thân mình bị đòn đầu tiên.”
“Ủa anh đánh em cũng đâu ít.” Lâm Du châm chọc.
Lâm Du hơi buồn cười, cậu dụi mặt vào cánh tay Văn Chu Nghiêu.
Rồi chú Hoàng hỏi: “Vậy sao mấy đứa không hẹn đi chung.”
Nói đến đây Lâm Thước lại sực nhớ ra, cậu chàng quay sang Văn Chu Nghiêu: “Đúng rồi anh cả, sao tự dưng anh lại tới đây?”
“Mấy đứa đi lâu vậy chưa thấy về.” Văn Chu Nghiêu cúi xuống nhìn đỉnh đầu Lâm Du, bình thản nói: “Chú Lâm không yên tâm, bảo anh đến xem thử.”
“May mà anh đến.” Lâm Thước: “Nếu không hôm nay thật không biết làm sao.”
Mưa to như thế muốn quay về trong ngày cũng là chuyện bất khả thi, may mà nhà cũ của chú Hoàng ở ngay cạnh núi Ngọc Dương. Chỉ có điều là căn nhà biệt lập, lại dọn về huyện Mạo Sơn đã lâu nên nhà hơi cũ kỹ.
Gặp sự cố như thế trên đường đi nên khi cả bọn đến nơi đã gần năm giờ, bầu trời xám xịt như sắp chìm vào màn đêm.
Mưa vẫn chưa dứt, nhưng đã nhỏ hơn khi xe gặp vấn đề.
Chú Hoàng đi trước nhất, đẩy hàng rào ngoài sân ra nói: “Nhà gỗ xưa là thế đó, tuy năm nào chú cũng về sửa sang, bình thường đến núi Ngọc Dương cũng hay về đây ở vài ngày nhưng vẫn cũ kỹ lắm. Hôm nay mấy đứa chịu khó chút vậy.”
Lâm Thước: “Không sao đâu chú Hoàng, bọn cháu chưa từng ở nhà thế này bao giờ, thấy thú vị lắm.”
Tài xế và chú Hoàng cười nói: “Trẻ tuổi đúng là lúc còn thích mới mẻ, không biết khổ là gì.”
Lâm Du bước cạnh Văn Chu Nghiêu vào nhà.
Căn nhà gỗ hai tầng cũng không cũ đến mức như chú Hoàng nói, nằm ở cuối con đường đất trên núi, nối liền với chân núi.
Địa thế xung quanh rất bát ngát, nhìn từ sau lưng nhà sẽ thấy dãy núi trùng điệp xa xa và dòng sông dưới chân núi, phong cảnh đẹp vô cùng. Chỉ có điều nó cách làng có người ở gần nhất hơn mười phút.
Chú Hoàng vừa vào trong là bắt đầu bận rộn nổi lửa, rồi nói: “Phòng ngủ trên tầng hết ấy, mấy đứa tự đi xem trước đi, chăn mền gì đó đầy đủ hết, tối trải ra là ngủ được. Đàn ông con trai cả, chẳng có gì phải ngại.”
Lâm Thước và Lâm Hạo xông lên lầu trước.
Lâm Du vén tay áo đi tới cạnh đống củi, nói: “Chú Hoàng để cháu giúp chú.”
“Không cần không cần.” Chú Hoàng vội từ chối, chú nhìn gương mặt trắng nõn của cậu nói: “Sao lại để trẻ con như cháu làm cho được, mấy chuyện chân tay này bọn chú làm quen rồi.”
Chú Hoàng thấy Lâm Du vẫn cứ đứng yên đó không nhúc nhích thì hất cằm về phía Văn Chu Nghiêu đang phụ tài xế khiêng đồ vào ngoài cửa: “Đi, qua đó chơi với anh cháu đi. Lát mấy đứa cởϊ qυầи áo ra hong khô kẻo bệnh.”
“Đứng đây làm gì đó?” Đang nói chuyện thì Văn Chu Nghiêu xách đồ đi tới.
Chú Hoàng chỉ vào Lâm Du cười nói: “Nó cứ đòi phụ.” Rồi chú quay sang nói với tài xế bằng giọng địa phương: “Ở chỗ quê mùa hẻo lánh như vầy chả mấy lúc gặp con nít xinh xắn thế, ai nỡ cho nó nhúng tay nhúng chân trời.”
Hai người đàn ông trung niên nở nụ cười hiền hòa.
Lâm Du câm nín, nhìn anh mình đầy vô tội.
Văn Chu Nghiêu cũng nhìn lại, cười hỏi: “Nhìn anh thế làm gì, được khen giờ định làm mặt ngoan với anh hả?”
Chương 37
Đến tối mọi người quây quần quanh đống lửa ăn tạm vài thứ. Cổ họng Lâm Du hơi ngứa, cậu có dự cảm mình thật sự hơi bệnh rồi. Nói với chú Hoàng xong chú ấy còn bỏ công chạy xuống làng bên dưới tìm thuốc cảm cho cậu uống. Xong xuôi thì lùa cả bọn đi ngủ.
Trên tầng có tổng cộng ba chiếc giường, vốn dĩ chia thành hai cặp ngủ là vừa xinh.
Nhưng trong đó có một chiếc giường đơn, mà chân giường còn bị mọt khoét, lên giường nhúc nhích nhẹ là nghe kêu ken két, khó lòng tải nổi trọng lượng của hai người.
Lâm Du ngẫm nghĩ rồi nói: “Vậy thôi để mình em ngủ đây đi, đúng lúc đang cảm, đỡ lây cho các anh. Em thấy phòng ngủ bên kia rộng lắm, có bộ sô pha cũ nữa, ba người ngủ chắc được.”
Trong huyện Mạo Sơn có rất nhiều dạng nhà gỗ xưa như thế này, mái tầng trên có khi còn không cao hơn đầu người, một dạng kiến trúc rất đặc sắc.
Trên vách nhà cũng treo rất nhiều tranh ảnh đủ màu và mấy thứ nho nhỏ, sàn tầng trên có trải thảm.
Lâm Du vẫn còn mặc đồ của Văn Chu Nghiêu, cậu cởi ra đưa cho anh đang đứng ngay bên cạnh.
“Sáng mai dậy thì đồ của em cũng khô rồi.” Lâm Du nói.
Vì Văn Chu Nghiêu quá cao nên đứng trong không gian này trông cứ như giơ tay lên là chạm tới mái nhà vậy. Đèn trong phòng màu vàng ấm. Anh đưa tay cầm lấy áo vắt trên cánh tay rồi chỉ nói: “Vậy thì ngủ sớm chút đi.”
Lâm Du dạ một tiếng.
Phía Lâm Thước cũng không ý kiến gì, tự về phòng mình.
Cứ thế gần như mình Lâm Du chiếm một không gian riêng. Nghe thấy tiếng phòng bên cạnh khóa cửa, cậu mới đóng cửa rồi quay lên giường nằm.
Đêm trên núi vô cùng tĩnh mịch, không có tiếng côn trùng hay chim chóc như mùa hè, thời gian này gần như chỉ có tiếng mưa xối vào cửa sổ và tiếng gió rít gào. Không biết có phải do chăn cũ không đủ ấm không mà rất lâu sau Lâm Du vẫn thấy tay chân lạnh buốt.
Khó khăn lắm mới thấy buồn ngủ được một tí thì lại bị tiếng sét đánh thình lình làm giật mình.
Cơn mưa đang ngơi dần đột nhiên nặng hạt, ánh sét làm sáng lòa cả căn phòng, tiếng sấm ì đùng như vang lên ngay bên tai.
Lâm Du trở mình ngồi dậy trên giường.
Cậu nhìn ra những hình ảnh chập chờn ngoài cửa sổ và chiếc chốt cửa bị gió thổi kêu lạch cạch, đành chấp nhận số phận giở chăn xuống giường.
Lần mò trong bóng tối không tìm được giày nên để chân trần bước trên thảm luôn.
Vừa tới cạnh cửa sổ liếc mắt ra hành lang bên ngoài thì bỗng dưng thấy bóng người, làm cậu giật nảy người, quát lớn: “Ai đó?”
“Anh.” Đối phương lên tiếng cùng lúc Lâm Du bật đèn trong phòng.
Đèn không sáng, chắc là bão làm mất điện rồi.
May mà Lâm Du nhận ra tiếng của người đó, tuy chỉ với một chữ.
“Anh?” Lâm Du đưa tay đẩy cánh cửa sổ gỗ lên, thò nửa người ra ngoài hỏi: “Sao anh đứng đây?”
Nhờ ánh chớp lóe lên, Lâm Du thấy Văn Chu Nghiêu chỉ choàng hờ chiếc áo khoác, hẳn nhiên cũng vừa thức dậy.
Đương nhiên Văn Chu Nghiêu cũng thấy cậu, anh nhíu mày, “Nửa đêm không ngủ đi còn làm gì đó?” Rồi anh giải thích: “Cửa sổ ở đây không được chắc, gió to quá nên anh dậy kiểm tra.”
Lâm Du: “Đúng là không còn tác dụng gì mấy, chốt cửa sổ phòng em bị gió thổi mấy cái là rơi luôn rồi.”
Vừa khéo Văn Chu Nghiêu bước đến gần, thấy được Lâm Du đang đi chân trần.
“Giày đâu?” Anh hỏi.
Lâm Du: “Tối quá, em không tìm thấy.”
Văn Chu Nghiêu nhích sang bên vài bước, “Mở cửa.”
“Cửa không khóa, anh đẩy vào đi.” Lâm Du bảo.
Văn Chu Nghiêu đẩy cửa vào ngay giây sau đó, đồng thời anh bật chiếc đèn pin chú Hoàng đưa cho trước khi đi ngủ để đề phòng cúp điện đang cầm trong tay lên.
Văn Chu Nghiêu cầm đèn pin chiếu sang chân Lâm Du rồi đi đến xách giày ném qua lại cho cậu bảo: “Mang giày vào trước đi.”
Lâm Du dạ một tiếng rồi xỏ chân vào.
Văn Chu Nghiêu bắt đầu tìm chiếc chốt cửa, anh ra hiệu bảo Lâm Du bước qua một bên, “Anh xem nào.”
Nói rồi tiện tay đưa chiếc đèn pin vào tay Lâm Du.
Lâm Du cầm lấy chiếu sáng hộ, mắt nhìn Văn Chu Nghiêu cầm chốt cửa đẩy vào đúng vị trí vô cùng thành thạo. Cậu đứng bên cạnh có thể thấy được nửa mặt nghiêng của anh, ngửi thấy mùi của anh, cảm thấy đêm hôm khuya khoắt hai người đứng đây sửa cửa sổ cũng ngộ lạ ghê.
“Đừng có chiếu vào mặt anh, chiếu tay đây này.” Đột nhiên Văn Chu Nghiêu lên tiếng.
Nhờ vậy Lâm Du mới nhận ra vừa rồi mình thất thần.
Cậu dời đèn pin đi, còn vắt cái tay áo phất phơ trên vai Văn Chu Nghiêu ra sau lưng.
“Sửa được không anh?” Cậu bước lại gần xem.
Văn Chu Nghiêu đưa cùi chỏ chắn nhẹ trước cằm cậu bảo cậu tránh xa chút, rồi anh đứng lên: “Chỉ bị lỏng thôi, gắn chặt lại là được.”
Anh vừa nói vừa kéo kéo chiếc chốt, sau khi xác nhận nó sẽ không rơi nữa mới lấy một cây gỗ không biết từ đâu ra lèn chặt lại, nói: “Thế này thì chắc sẽ không rớt nữa đâu, cũng không có tiếng.”
Lâm Du thở phào, nếu phải nghe cửa sổ cành cạch cả đêm thì cậu đừng mong được ngủ.
Văn Chu Nghiêu phủi bụi trên tay, quay đầu nhìn cậu hỏi: “Không ngủ được à?”
“Dạ.” Lâm Du mang đèn pin ra đặt yên một chỗ trên bàn, “Thấy hơi lạnh, rồi cửa sổ lại hỏng.” Cậu cố định đèn pin xong rồi hỏi lại: “Anh cũng không ngủ được à?”
Văn Chu Nghiêu ừm một tiếng, đi tới đặt tay lên trán Lâm Du.
Lâm Du đứng yên đó cho anh sờ, cậu nói: “Không có cảm giác sốt, chắc là cảm thường thôi.”
Lâm Du mà sốt là rất khó hạ nhiệt, người trong nhà đều biết.
Văn Chu Nghiêu lại ừm, anh sờ lên cổ thử nhiệt độ, xác nhận cậu thật sự không có dấu hiệu phát sốt mới buông tay.
Lâm Du: “Lúc nãy anh ngủ ở đâu vậy?”
“Sô pha.”
Lâm Du nhíu mày, cái sô pha đó cho Lâm Hạo ngủ còn tạm được, nếu là Lâm Thước hay Văn Chu Nghiêu sẽ rất chật chội.
Lâm Du hỏi anh: “Sao anh không ngủ trên giường? Nằm trên sô pha anh đâu duỗi chân ra được.”
“Không quen ngủ chung giường với người khác, sô pha cũng được, không đến nỗi.” Văn Chu Nghiêu kéo lại chiếc áo khoác trên vai, thấy cậu vừa rồi không chỉ không mang giày mà cả người cũng chẳng mặc ấm là mấy liền nói: “Mau ngủ đi, trời sắp sáng luôn rồi.”
Lâm Du không phản kháng, cậu bước tới cạnh giường chợt dừng lại.
Cậu quay lại hỏi: “Hay anh ngủ bên này đi?”
“Muốn sang đó ngủ sô pha hả?” Văn Chu Nghiêu nhướng mày.
Lâm Du ngớ ra, “Cũng được.”
Văn Chu Nghiêu nhìn cậu, bước đến gần rồi nói: “Được rồi, chuyển qua chuyển lại phiền lắm, ngủ ở đây luôn đi.”
Giờ Lâm Du nhớ ra chiếc giường không chịu nặng nổi. Nhưng quả thật từ đầu cậu cũng không có ý định ra sô pha ngủ. Cho nên cậu ngồi xuống mép giường, chần chừ lên tiếng: “Vậy… mình cử động nhẹ chút.”
Cậu vừa nhấc chân lên là két một tiếng.
Lâm Du: “…”
Văn Chu Nghiêu khẽ cười thành tiếng.
Vốn nằm một mình thấy chẳng sao, có cót két cũng bỏ qua như thói quen, nhưng hoàn cảnh hiện tại khiến Lâm Du cảm thấy không chỉ âm thanh đó cực kỳ đột ngột mà cả tiếng cười của Văn Chu Nghiêu cũng vô cùng không phải lúc.
Tuy là chiếc giường đơn không rộng mấy, nhưng vẫn miễn cưỡng đủ cho hai người nằm, cũng không phải lo chuyện không duỗi chân được.
Khó khăn lắm mới nằm xuống xong, Lâm Du thở phào thật dài.
Cậu ngủ chung với Văn Chu Nghiêu từ nhỏ đến lớn. Tuy về sau có một khoảng thời gian cân nhắc đến xu hướng tính dục và sự trưởng thành của bản thân nên cậu cố gắng tránh để tình huống ấy phát sinh. Nhưng trên thực tế cậu đã quen rồi.
Quen với việc người cạnh mình là Văn Chu Nghiêu.
Cho nên khi hai người nằm xuống, cánh tay kề sát vào nhau, cậu không hề thấy mất tự nhiên.
Ánh sét lập lòe chiếu thành vệt sáng trắng xanh vào nóc mùng trên đỉnh đầu.
Lâm Du nghiêng sang, “Đúng rồi anh, hôm nay mãi chưa có thời gian hỏi anh, lúc trước anh nói có việc phải xử lý mà, xử lý xong rồi à?”
“Tương đối rồi.”
Lâm Du: “Rốt cuộc là chuyện gì vậy?”
“Chủ yếu là chuyện của cửa hàng đồ gia dụng, thật ra trước khi bọn em đi chú Phú đã tìm được địa chỉ của vài kẻ bỏ trốn rồi. Anh sợ phía chú Lâm không tự giải quyết được bọn họ nên dẫn người sang đó một chuyến.”
Lâm Du tròn mắt, anh động thủ với người ta hả?”
Văn Chu Nghiêu quay sang liếc nhìn cậu, “Em nghĩ sao?”
“Ầy không đâu.” Lâm Du tự nghĩ thông, “Đại đa số thứ bọn họ mang đi đều qua đã thời thịnh nhất rồi. Cũng chưa chắc bố em sẽ dùng lại bọn họ, đánh người thì mất nhiều hơn được.”
Không phải dạng chuyện Văn Chu Nghiêu sẽ làm.
Văn Chu Nghiêu: “Ừm, cho vào đồn hết rồi, ai phải bồi thường thì bồi thường, cầm giam thì giam lại.”
“Chỉ chuyện đó thôi à?” Lâm Du hỏi.
Văn Chu Nghiêu kéo kéo chiếc gối dưới đầu, “Chứ em tưởng còn gì nữa?”
Lâm Du lắc đầu, “Đâu chỉ gì, chỉ là cảm thấy…”
Hẳn không chỉ như thế.
Nhưng Văn Chu Nghiêu không nói nữa, Lâm Du cũng không định hỏi thêm.
Không biết có phải nhờ giờ đã có Văn Chu Nghiêu bên cạnh không mà Lâm Du thấy không còn cảm giác nằm mãi chưa thấy ấm khi một mình nữa.
Cơ thể ấm áp thì cơn buồn ngủ cũng kéo đến.
Cậu đang khép mắt thiu thiu ngủ thì chợt nghe Văn Chu Nghiêu nói: “Nói chuyện của em đi.”
“Dạ?” Lâm Du hỏi mà không mở mắt: “Chuyện gì của em ạ?”
“Nói xem suốt chuyến này em đã làm gì, gặp những ai, làm những gì.”
Lâm Du bắt đầu nghiêm túc ngẫm lại rồi nhắm mắt rì rầm: “Cũng chẳng làm gì mấy, trên đường em có đi tìm cái người họ Chu mà ông chủ Tiêu giới thiệu, nghe bảo là làm bên mua bán ngọc thạch. Em nghĩ không chừng sau này nguồn tài nguyên trong tay hắn sẽ có đất dụng võ, nhưng vẫn phải quan sát thêm. À, với mấy ngày ở chỗ chú Hoàng em có đi xem cuộc thi do Hội Thủ công Mỹ nghệ Truyền thống của địa phương liên hợp tổ chức, vắng không ngờ luôn, chẳng có ai đi. Ngoài ra chẳng còn gì nữa.”
“Em nghĩ thêm xem.” Văn Chu Nghiêu nói.
Lâm Du hoang mang: “Không còn gì nữa thật mà, toàn mấy chuyện linh tinh không quan trọng.”
Văn Chu Nghiêu: “Tưởng Thế Trạch.”
Cái tên này làm Lâm Du mở bừng mắt, tỉnh táo hẳn.
Cậu quay sang: “Sao anh biết?” Rồi nghĩ lại, “Tài xế Vu nói với anh hả?”
Văn Chu Nghiêu: “Vậy là có chuyện đó thật à?”
Lâm Du: “…” Cậu quay lại nhìn Văn Chu Nghiêu qua màn đêm, đóng băng vài giây mới rón rén hỏi: “Anh, cái này là tính sổ muộn hả?”
“Sợ à?”
Lâm Du cảm giác được Văn Chu Nghiêu cũng đang nhìn mình.
Cậu nuốt nước miếng rồi nói: “Cũng không có, nhưng mà… anh để tâm lắm ạ?”
“Một đứa trạc tuổi em, gia cảnh bình thường lại có thể bất chấp giới tính lẫn tuổi tác để theo đuổi em thẳng thừng, còn chạy hẳn từ bắc xuống nam. Lâm Du, em có biết trong mắt người bình thường mình đang gặp phải kẻ nào không?”
Đương nhiên Lâm Du biết, biếи ŧɦái cuồng theo dõi người khác ấy mà.
Vừa rồi cậu hỏi Văn Chu Nghiêu có để tâm chuyện này không, trên thực tế cậu cũng không biết mình muốn nhận được đáp án thế nào nữa.
Nhưng Văn Chu Nghiêu nghi ngờ như thế lại là chuyện bình thường.
Mọi hành vi của Tưởng Thế Trạch đều không giống người thường, trong nhà mà biết thì tám phần sẽ lớn chuyện.
Nhưng thật ra từ góc nhìn của Lâm Du, những gì hắn làm cũng không phải không lý do.
Nói tới đây, Lâm Du lại nhớ ra sự thật mà Tưởng Thế Trạch đã cho mình biết.
Lâm Du vô thức nhích nhích sang bên cạnh, tóc cậu quét trúng cằm Văn Chu Nghiêu mà chẳng hay biết gì. Cậu làm chuyện mình đã rất muốn làm khi nghe tin mà mãi chưa thực hiện.
Đột nhiên choàng tay ôm eo Văn Chu Nghiêu, rồi từ từ siết chặt.
Cái ôm này không mang ý nghĩa gì khác, nhưng lại như đã chờ đợi rất lâu.
Văn Chu Nghiêu chỉ hơi ngạc nhiên chứ không hề có động tác ngăn cản, để Lâm Du sáp vào rất thuận lợi.
Một lúc sau.
“Anh, anh sợ em gặp phải tên họ Tưởng đó sẽ phiền phức nên đến à?” Lâm Du hỏi.
Khó thấy rõ biểu cảm của Văn Chu Nghiêu đang bị ôm, Lâm Du chỉ nhận thấy anh cứng người rất lâu mới nói: “Không hoàn toàn thế. Vì mùa hoa ở miền bắc đã qua rồi, ở đây thì chưa.”
Chương 38
Lâm Du ngẩn ngơ mãi chưa nói gì, cậu ngửa cổ lên nên đầu mũi cạ trúng cổ Văn Chu Nghiêu, đủ để cảm nhận được hầu kết của anh rung nhẹ khi nói chuyện. Mùa hoa ấy, một lời vô tình của cậu khi đó, anh lại nhớ kỹ.
Một lúc sau, Lâm Du nghe tiếng anh mình gọi nhỏ: “Lâm Du.”
“Vâng?”
“Em định ôm bao lâu nữa?”
Lâm Du chợt nhận ra tư thế hiện tại quá sát nhau, cậu trở mình lăn ra xa.
Két…
Cậu thắng gấp.
Rồi cứng người hỏi: “Mới rồi nó lắc hơi mạnh hả anh? Có sập không vậy?”
“Chắc không đâu.” Giọng Văn Chu Nghiêu ngậm ý cười, anh với tay kéo cánh tay Lâm Du mới thò ra vào lại trong chăn rồi nói: “Đừng có lăn nữa, anh không muốn nửa đêm lại phải dậy sửa giường cho em đâu.”
Lâm Du a một tiếng, thả lỏng vai nằm thẳng.
Căn phòng lặng thinh.
Văn Chu Nghiêu: “Sao lúc nãy lại ôm anh?”
Lâm Du chắp tay lên bụng, ngẩn người nhìn lên trần nhà, rồi nói: “Anh, em hỏi anh chuyện này nha.”
“Hỏi đi.”
“Nếu năm ấy anh không chuyển vào nhà, chỉ được bố mẹ em hỗ trợ đi học xong, rồi rời khỏi Kiến Kinh đến nơi khác từ rất sớm, sau này chúng ta thậm chí còn không gặp mặt nhau, anh có giúp em không? Rồi tại sao?”
Văn Chu Nghiêu: “Em hỏi cái gì vậy?”
Rồi có vẻ như anh nghiêm túc suy nghĩ về lời cậu nói, hỏi lại: “Ý em là giúp về mặt nào?”
Lâm Du: “Chết, suy bại, tàn phế, nói chung là… rất thất bại.”
Bản thân Lâm Du còn không hiểu nổi mình đặt giả thiết như thế để làm gì, Văn Chu Nghiêu không phải cậu cũng chẳng phải Tưởng Thế Trạch, anh hoàn toàn không nhớ gì thì làm sao trả lời cậu được.
Cậu ngẫm nghĩ rồi nói: “Em ví dụ vậy thôi, anh không trả lời cũng được.”
Có vẻ như Văn Chu Nghiêu rất không hài lòng với giả thiết của cậu, giọng anh lạnh hẳn đi.
“Chết suy bại tàn phế là sao? Tự trù bản thân đấy à?” Văn Chu Nghiêu lên tiếng, đồng thời một cánh tay anh vòng qua đầu Lâm Du véo tai bên kia của cậu.
Dường như cảm giác được Lâm Du run nhẹ vì bị véo tai nhưng không tránh, anh khựng lại vài giây rồi nói: “Có.”
Vẫn trả lời cho câu hỏi vừa rồi của cậu.
“Tại sao ạ?” Lâm Du hỏi.
Văn Chu Nghiêu ngẫm nghĩ, “Không nói tới giả thiết của em xuất phát từ cơ sở nào, đầu tiên nhà họ Lâm có ơn với anh, nữa là…”
“Nữa là gì?” Lâm Du thắc mắc.
Cậu ngóc đầu lên muốn nhìn Văn Chu Nghiêu, rồi qua bóng đêm, cậu nhận ra dường như anh cũng đang nhìn mình.
Sau đó cậu nghe anh nói: “Dù chúng ta chỉ từng gặp nhau khi còn nhỏ, nhưng có lẽ anh sẽ nhớ mãi hình ảnh của em.”
Đứa bé nho nhỏ như nắm tuyết được người lớn bế trên tay, có đôi mắt đẹp khôn tả, gặp ai cũng cười.
Có thể cậu sẽ không như hiện tại, không phải người có anh bên cạnh trông chừng từng ngày cậu lớn lên, có thể sẽ phản nghịch quậy phá, làm chuyện sốc nổi thiếu suy nghĩ.
Nhưng giả thiết của Lâm Du vẫn đâm thẳng vào đáy lòng Văn Chu Nghiêu.
Nếu những thứ ấy thật sự xảy đến với cậu, chỉ cần cậu là Lâm Du, chỉ nghĩ đến thôi Văn Chu Nghiêu cũng có cảm giác đau lòng.
Lâm Du cảm nhận được hơi ấm từ ngón tay anh, đồng thời cũng có cảm giác số phận đã được định sẵn, phải là thế này mới đúng.
Cậu nói: “Chứ gì nữa, từ nhỏ tới lớn em đều xinh xắn thế, ai mà quên được.”
Tay Văn Chu Nghiêu khựng lại, rũ mắt, “Bây giờ lại bắt đầu vô liêm sỉ đấy à?”
“Liêm sỉ có mài ra ăn được không?” Lâm Du nói.
Cậu nói xong lại dừng một lúc, lặng lẽ cọ vành tai vào ngón tay Văn Chu Nghiêu nói: “Trên thực tế, anh, vì người đó là anh.”
Vì là Văn Chu Nghiêu, nên mới có chuyện trả ơn.
Vì là anh, mới không màng đường xá xa xôi đến giải quyết công chuyện cho đứa em trai chẳng mấy khi qua lại.
Cũng vì anh là anh, Tưởng Thế Trạch mới có kết thúc như thế.
Tất cả đều như đã được định sẵn, Văn Chu Nghiêu kiếp trước nhất định sẽ trở thành sự ràng buộc và không nỡ buông của cậu kiếp này.
Giữa hai người vốn chẳng liên quan gì nhau, nhưng đã để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong mười năm vừa qua của cậu.
Nó còn hơn mọi loại quan hệ huyết thống và pháp lý, cũng vượt khỏi mọi chiều thời gian và không gian.
Thậm chí Lâm Du còn không biết phải hình dung như thế nào.
Là tình thân sao? Hình như không chỉ vậy.
Vậy là tình yêu ư? Dường như dù đời này không thể ở bên nhau bằng quan hệ người yêu thì cậu cũng không bận tâm.
Chỉ cần đúng người này là được rồi.
Chỉ cần là anh, dù chân trời góc bể, thân gieo chốn nào, biết anh ở đó, biết anh bình yên là đủ rồi.
“Đang nghĩ gì đó?” Văn Chu Nghiêu hỏi.
Lâm Du còn hơi lơ đãng, mở mồm nói nhăng nói cuội: “Cũng không có gì, bỗng dưng thấy như mình vừa thăng lên cảnh giới mới, đã thấy hết hồng trần thế gian, sẵn sàng xuất gia làm hòa thượng bất kỳ lúc nào.”
Cậu vừa nói xong thì bên ngoài khung cửa sổ đã im ắng được một khoảng khá lâu đột nhiên nổ sấm rát tai.
Làm cả cánh cửa sổ cũng run rẩy theo.
Rồi cậu nghe thấy tiếng Văn Chu Nghiêu nói rất bình thản: “Cả ông trời cũng không chịu nổi cái thói ăn nói quàng xiên của em. Tập trung ngủ đi.”
Lâm Du kéo chăn lên tới cằm, hành động thay cho lời nói.
Trong tối hôm đó câu cuối cùng Lâm Du nghe anh mình nói trước khi chìm vào giấc ngủ là: “Chuyện như thế sẽ không xảy ra, sau này đừng có đặt giả thiết như thế nữa.”
Lâm Du đáp lại anh trịnh trọng hiếm thấy.
Sáng hôm sau khi Lâm Du thức dậy Văn Chu Nghiêu đã chẳng còn trên giường nữa. Chiếc áo khoác cậu phơi hong dưới lầu tối qua được vắt trên đầu giường, không đoán cũng biết là anh cậu cầm lên.
Lâm Du bò dậy mặc đồ vào rồi đẩy cửa ra ngoài.
Ngọn núi hứng mưa cả đêm giờ se lạnh, làm người ta sảng khoái cả người.
Cậu vịn vào lan can tầng trên nhìn xuống, vừa khéo thấy Lâm Thước đã cởϊ áσ khoác đang chẻ củi trên bãi đất trống.
“Ôi chao, hiếm thấy làm sao, chăm chỉ thế.
Lâm Thước dừng tay ngửa đầu nhìn cậu, đảo mắt lườm rồi nói: “Còn đứng đó nói được, mau xuống giúp đi.”
Lâm Du cười, “Em thấy anh làm điêu luyện lắm mà, làm gì cần tới em.”
Lâm Thước kéo tay áo lên, để chiếc rìu trong tay xuống, nói với cậu: “Anh cả mới tới nơi em đã định hưởng thụ rồi đấy à? Anh nói cho em biết, một phần ba chỗ này để dành cho em đó, không chẻ hết không được ăn sáng!”
Cậu chàng vừa nói vừa chỉ đống củi còn quá nửa chưa chẻ.
Lâm Du lười nghe cậu chàng nói tầm xàm, cậu bước xuống lầu.
Vừa khéo gặp Văn Chu Nghiêu đang đi từ sau nhà lên với chú Hoàng.
“Dậy rồi hả?” Văn Chu Nghiêu liếc nhìn sắc mặt Lâm Du, nói: “Trong nồi có cháo trắng đó, cảm thì ăn đồ nhẹ bụng thôi.”
Lâm Du: “Em phải đi chẻ củi.”
Chân Văn Chu Nghiêu khựng lại, quay đầu: “Chẻ gì cơ?”
“Chẻ củi.” Lâm Du nhìn ra sân nói: “Anh hai mới nói á, không chẻ hết không được ăn!”
Cậu vừa dứt lời là tiếng ném rìu vang lên, ngay sau đó là tiếng Lâm Thước gào: “Lâm Du! Chú mày ấu trĩ vậy luôn? Còn mách lẻo nữa.”
Văn Chu Nghiêu vỗ ót Lâm Du, “Đừng có chọc ghẹo anh hai em nữa, hôm nào chọc nó cáu lên anh không gánh nổi em đâu.”
“Em rành tính anh ấy quá rồi.” Lâm Du nói.
Mấy năm nay cậu chàng làm cậu cười nhiều dữ lắm.
Ăn sáng xong chú Hoàng mới dẫn cả bọn lên núi Ngọc Dương.
Cả đi cả về chắc cũng đến chiều.
Chú Hoàng đi đầu dẫn đường, vừa cầm rựa chặt cành cây bên đường vừa nhắc: “Bây giờ ít người tới đây lắm, đường mòn bị cành gai lấp hết, trời mưa nên đường trơn nữa, cẩn thận chút nhé.”
Leo núi vốn chẳng phải chuyện nhẹ nhàng, đặc biệt là loại rừng sâu núi thẳm phương nam đúng nghĩa này.
Lâm Du đi trước Văn Chu Nghiêu, gặp chỗ khó đi Văn Chu Nghiêu đằng sau sẽ đẩy cậu, mà có thế thì Lâm Du cũng mệt bở hơi tai.
Lâm Hạo cũng chẳng khá khẩm hơn gì, hơn nữa mười phút trước cậu chàng mới ngã một cú, người toàn bùn.
Rêи ɾỉ suốt đường đi.
Lâm Du: “Trường học không đủ sáng sủa ư? Bóng rổ không vui ư? Bạn nữ trong trường không xinh xắn ư? Cho em cơ hội lựa chọn lại lần nữa, em thà sống luôn trong trường học tới già.”
“Đừng tấu hề nữa.” Lâm Du vỗ chát vào lưng cậu chàng, “Nhìn đường đi, có thích ngã nữa không.”
Nói chung, chuyến xuôi nam này rất mệt, chạy tới chạy lui vất vả bao nhiêu ngày.
Cả nhóm nghỉ chân ở lưng sườn núi.
Lâm Du nhìn căn nhà dưới chân núi, nhớ đến lời Lâm Bách Tòng nói. Thời đại này còn chưa có xe lửa nối liền nam bắc, vận chuyển gỗ từ đầu nguồn là cả một vấn đề lớn. Hơn nữa rất nhiều loại gỗ quý chỉ có ở phương nam, chỉ đi về thôi đã mất hai tháng, đúng là một rất tốn công tốn sức.
Lâm Du nhìn nhìn Văn Chu Nghiêu đang đứng uống nước bên cạnh. Động tác ngửa đầu làm từ đầu xuống xương quai xanh của anh nối liền thành đường thẳng. Cả người thường xuyên đi núi như chú Hoàng cũng đang thở dốc, chỉ mình anh trông như chẳng hề hấn gì.
“Em định nhập một lô đàn hương về.” Lâm Du chợt nói.
Lâm Hạo cũng đang uống nước phun ngay tại chỗ, quay đầu nhìn cậu nói: “Em nói em định nhập gì cơ?”
Lâm Du: “Em nói chuyến này về, em định nhập một lô đàn hương mang đi.”
“Em điên à!” Lâm Thước cũng nói.
Chỉ mình Văn Chu Nghiêu, anh thong thả vặn nắp chai, hỏi Lâm Du: “Quyết định từ bao giờ vậy?”
“Trên đường đến đã có dự định rồi.” Lâm Du đáp.
Lâm Thước: “Chuyến này bác cả bảo chúng ta đi xem hàng đã đặt, xác định chất lượng thời gian và số lượng, em tự ý tự quyền không sợ bác cả đánh gãy chân à? Mà em lấy đâu ra tiền?”
Lâm Du: “Yên tâm, có gãy cũng là chân em.”
“Anh cả!” Lâm Thước chuyển hướng sang Văn Chu Nghiêu, “Anh nói nó đi kìa!”
Tới bây giờ Lâm Thước vẫn nhớ rõ chuyện Lâm Du lấy trộm con dấu trong nhà rồi bị đánh. Hình như chẳng có chuyện gì trên đời mà cậu không dám làm. Nếu cậu đã nói vậy thì nghĩa là cậu thật sự có kế hoạch thực hiện.
Đây nào phải chuyện bọn họ có thể tự quyết định được.
Cả Lâm Hạo cũng nói: “Hàng nhà mình nhập mỗi năm luôn có quy định số lượng và hạn mức phân phối, em định nói sao với bác cả?”
Lâm Du: “Hàng của cá nhân em, không cần phải nói với nhà.”
“Cá nhân em…” Lâm Thước tròn mắt, nhìn nhóc con nhỏ nhất nhà họ Lâm, “Hàng của cá nhân em? Em lấy đâu ra tiền?”
Lại là vấn đề đầu tiên.
Văn Chu Nghiêu đột nhiên bật cười rồi nói: “Em nó có tiền.”
Lâm Du nhìn Văn Chu Nghiêu, “Anh xem cái hộp trên đầu giường em rồi à?”
Văn Chu Nghiêu: “Mỗi lần giấu tiền em hiên ngang thế, anh còn cần phải mở ra xem à?”
Cũng đúng, chuyện Lâm Du bắt đầu tích tiền từ rất lâu trước đây không hề giấu anh.
Tính đến hôm nay quỹ đen của cậu cũng kha khá rồi. Mấy năm nay Lâm Du rất có ý thức để dành tiền, từ tiền lì xì dịp lễ tết đến hoa hồng từ các tác phẩm cậu lục tục bán ra những năm qua.
Tuy phần nhiều nằm trong sổ sách của gia đình, nhưng phần riêng của cậu thì trước giờ Lâm Bách Tòng không hề bảo cậu nộp lên.
Chủ yếu là thấy cậu không có thói quen tiêu xài lung tung.
Lâm Du đang chờ thời cơ này đây, bây giờ cậu không thiếu đường đi, vốn liếng hay tay nghề, tất cả đều đã đến lúc chín muồi rồi. Cậu cần có tài sản riêng không dính líu đến nhà họ Lâm nhưng có thể chống đỡ cho nhà họ Lâm trong tương lai.
Xem như là đường lui, cũng là bảo hiểm.
Đàn hương là loại gỗ thích hợp làm đồ gia dụng cao cấp lẫn thủ công mỹ nghệ, tiền trong tay cậu thừa không thừa thiếu không thiếu.
Với tính cách trên thương trường của cậu kiếp trước, không chừng sẽ có không ít kế hoạch và đầu tư mạo hiểm.
Nhưng hiện tại cậu chỉ mong ổn định cho nên không hề gấp gáp. Ban đầu đi chuyến này cũng không có mục đích đó, nhưng nếu đã tới đây rồi thì lý nào không làm chứ.
Nhưng với bọn Lâm Thước thì hiển nhiên là bất ngờ, cuối cùng đành trông mong hết vào Văn Chu Nghiêu.
Rồi hai cậu chàng nghe anh cả nhà mình nói một câu như này: “Không đủ tiền có thể hỏi anh, trước khi em thành niên sẽ không thu lãi.”
Chương 39
Vô hình trung lời Văn Chu Nghiêu đã khiến Lâm Du vững lòng hơn rất nhiều. Cậu nhớ lại trước khi xuất phát anh đã nói, muốn làm gì cứ làm. Đương nhiên thật ra cậu không nghèo đến mức đó.
Cả nhóm ở lại trên núi cả một ngày để xử lý hết các nhiệm vụ Lâm Bách Tòng giao cho.
Lâm Du dùng thêm một ngày nữa để chọn cho xong vật liệu mà mình muốn. Tiền vận chuyển với tiền hàng, thêm cả quà mua cho người trong nhà, chuyến này Lâm Du đã tiêu gần hết quỹ đen rồi.
Tối hôm ấy cả bọn quay lại căn nhà trong huyện Mạo Sơn của chú Hoàng.
Lâm Du nằm trên giường cộng sổ.
“Tính xong chưa?” Văn Chu Nghiêu đi vào hỏi.
Anh vừa mới tắm xong, chỉ mặc một chiếc áo thun trắng.
Lâm Du ngóc lên, “Anh không lạnh à?” Nói rồi cậu thuận tay lật tấm chăn bên cạnh lên ra hiệu anh nằm vào.
Văn Chu Nghiêu đi tới ngồi bên mép giường. Lâm Du vừa nhìn anh cởi giày vừa hỏi: “Anh, anh có từng lo lắng không?”
Văn Chu Nghiêu lên giường ngồi cạnh Lâm Du, với tay lấy sổ sách trong tay cậu qua lật ra xem, sẵn miệng hỏi: “Lo lắng chuyện gì?”
“Thì đủ thứ chuyện, chẳng hạn như anh vừa học lớp mười hai vừa kiêm thêm quá chừng nghề tay trái, còn phải hỗ trợ chuyện trong nhà, chắc cũng phải có lúc thấy lo không xuể chứ?”
“Không có.”
Lâm Du: “…”
Được rồi, cậu biết là mình hỏi nhầm người mà.
Văn Chu Nghiêu nhanh chóng xem xong sổ sách trong tay rồi đưa mắt nhìn cậu, hỏi: “Sao thế? Căng thẳng à?”
“Cũng không phải.” Lâm Du đáp, “Chỉ là thấy không yên lòng, chắc là có nhiều thứ phải chuẩn bị quá.”
Từ năm tuổi đến nay, cậu dùng gần mười năm khiến mình trở thành thợ cả bé Du của nhà họ Lâm, sửa đổi vài thứ, đồng thời cũng không ngừng thay đổi bản thân. Bước đi ngày hôm nay xem như một lần mạo hiểm sau mấy năm cậu luôn ổn định từ tốn.
Một điều sớm muộn gì cũng phải làm, hơn nữa còn nhất định phải làm.
Cậu đã chuẩn bị tâm lý đầy đủ, cũng không phải hoàn toàn không có kinh nghiệm, nhưng cậu vẫn lo lắng.
Trên thực tế nỗi lo ấy vẫn theo cậu suốt mấy năm nay chưa hề tiêu tan, cũng là thứ đôn đốc thúc giục cậu không ngừng tiến tới, không được dừng bước.
Mỗi một quyết định của cậu đều như mở ra một lối rẽ mà chính bản thân cậu cũng không biết nó dẫn về đâu.
Cậu chỉ biết đích đến luôn là một.
Nhưng bắt đầu từ rất lâu trước đây, cậu đã tự nói với bản thân rằng sự sai lầm trong bất kỳ phán đoán hay quyết sách nào cũng có thể phải trải một cái giá không tưởng tượng nổi, cho nên cậu phải cẩn thận tuyệt đối.
Văn Chu Nghiêu cầm quyển sổ trong tay đánh đầu Lâm Du, nói thật nhẹ: “Đừng tự tạo cho bản thân áp lực lớn như thế, biết tại sao anh chưa từng lo lắng không?”
“Tại sao ạ?” Lâm Du hỏi.
Văn Chu Nghiêu gõ vào thái dương mình, “Vì đầu óc đủ xài.”
Lâm Du thấy có mùi bị chê liền lườm, “Ám chỉ em ngốc hả.”
Văn Chu Nghiêu chuyển sang gõ mặt cậu, sẳng giọng: “Ý anh là anh của em đủ thông minh rồi, nếu hôm nào đó em không muốn làm nữa cứ dừng lại cũng không sao.”
Lâm Du nhìn vào mắt Văn Chu Nghiêu, cuối cùng khẽ đáp một câu.
“Em biết.”
Chỉ cần là lời anh nói, Lâm Du hoàn toàn tin tưởng anh sẽ thực hiện đúng như thế.
Nhưng Lâm Du không nói ra, cậu không thể là Lâm Du đi tới đường cùng rồi chờ Văn Chu Nghiêu từ vạn dặm xa xôi chạy đến đoạn hậu như kiếp trước. Không phải Lâm Du đã giao trọn vận mệnh mười năm và mọi quyết định trong đời vào tay người khác rồi bị động chờ đợi ngày phán xử.
Kiếp này cậu phải là một thân cây.
Đóng giữ tại nơi gọi là nhà, tỏa cành kết tán khắp mười dặm vuông.
Cậu cần người tên Văn Chu Nghiêu ấy, dù có đi qua mưa nặng tuyết dày, cuối cùng vẫn dừng chân nơi cậu.
Anh nói, nếu em không muốn tiếp tục nữa thì cứ dừng lại cũng không sao.
“Anh.”
“Hửm?”
“Em sẽ cố gắng.”
“Em luôn như vậy mà Lâm Du.”
Sáu giờ sáng hôm sau cả bọn lên đường về nhà. Mùa này ngày ngắn đêm dài, lúc trời chưa sáng hẳn còn có mưa nhỏ.
Bọn họ phải bắt xe từ huyện Mạo Sơn vào nội thành để lên tàu lửa.
Chú Hoàng tìm giúp một chiếc xe hàng nhỏ có bạt che tiện cho cả bọn chất hết đống hành lý từ to tới nhỏ.
Trước khi xuất phát có một chuyện nhỏ.
Nhà hàng xóm cách vách với chú Hoàng có một cô con gái đang xin nghỉ về nhà thăm bà ngoại bệnh, vừa khéo về trường cùng lúc với bọn họ nên xin đi nhờ.
Xe lăn bánh rời xa dần núi non trùng điệp của huyện Mạo Sơn, bầu trời cũng chậm rãi sáng hẳn.
Lâm Du dậy sớm quá nên đang gối lên ba lô ngủ bù trong thùng xe phía sau.
Lâm Thước rủ Lâm Hạo với cô bé kia đánh bài cạnh đó, láo nháo đến độ làm Lâm Du tỉnh giấc.
“Tới đâu rồi?” Cậu hỏi.
Lâm Thước ném lá bài tủ ra, thuận miệng đáp: “Còn sớm lắm, phải chiều mới tới nơi.”
“Mình đi chuyến tàu mấy giờ vậy?” Lâm Du lại hỏi.
Lần này Văn Chu Nghiêu trả lời cậu: “Tám giờ tối.”
Lâm Du nhìn về phía Văn Chu Nghiêu đang ngồi cạnh cửa. anh gác một chân trên đuôi xe, chân kia cong gối, đang ngắm sợi dây chuyền thánh giá trong tay, chính là sợi cậu mua tặng anh trước đó. Tối qua cậu đã đưa anh.
Lâm Du bò qua, gác cằm lên đầu gối Văn Chu Nghiêu nhìn ra ngoài, ngáp dài rồi nhập nhèm hỏi anh: “Nếu còn chưa tới giờ lên tàu vậy hay mình hẹn tài xế Vu ra ăn cơm?”
“Không cần.” Văn Chu Nghiêu nói, “Lúc đến anh đã liên lạc với anh ấy rồi.”
Lâm Du à một tiếng, không cưỡng cầu.
Chuyện Tưởng Thế Trạch cũng là do anh ta báo cáo với Văn Chu Nghiêu, Lâm Du sợ ăn bữa cơm tự dưng lại nhắc đến rồi không yên được.
“Còn buồn ngủ không?” Văn Chu Nghiêu bóp bóp sau cổ cậu rồi hỏi.
Lâm Du thoải mái híp mắt, nói nửa thật nửa giả: “Chuyến này tiêu xài nhiều quá, em xót xa cho cái ví đã rỗng tuếch mà mất ngủ cả đêm.”
Văn Chu Nghiêu cười, “Đã bảo có thể cho em mượn mà.”
“Em sợ mang nợ mất nước.” Lâm Du nói.
Văn Chu Nghiêu nhướng mày, “Nhát gan thế? Anh còn chưa nói mức lãi mà.”
Lâm Thước ngồi cạnh mải mai: “Lâm Du, anh kể em nghe chuyện này, em tuyệt đối đừng lầm lỡ. Hồi năm trước anh mượn anh cả tí tiền mua đĩa phim điện ảnh bản kỉ niệm, năm nay lãi tăng hơn gấp đôi rồi. Có anh em nào mà tính lãi kiểu vậy không.”
Lâm Du đảo mắt, “Đừng có so em với anh.”
Lâm Thước tức hộc máu, xỉa: “Em tưởng em đặc biệt lắm à.”
Văn Chu Nghiêu bên cạnh chỉ cười không nói gì.
Lâm Du ngửa đầu nhìn anh, cậu cũng dở hơi, lại hỏi thật: “Giảm giá không anh?”
“Em muốn giảm bao nhiêu?” Văn Chu Nghiêu cụp mắt nhìn cậu.
Lâm Du ngãm nghĩ, “Ít nhiều gì cũng năm mươi phần trăm nhỉ.”
Văn Chu Nghiêu cười, “Năm mươi thì đáng gì, Tiểu Du luôn là đặc biệt mà.”
Lâm Du suýt cắn phải lưỡi, rồi cậu nghe tiếng Lâm Thước kêu gào: “Đúng rồi, Lâm Tiểu Du đương nhiên phải là đặc biệt rồi, đặc biệt thấy ghét ấy!”
Lâm Du lập tức thò chân đạp cậu chàng một cú.
“Hôm nay anh ngứa đòn đấy à?” Lâm Du nói rồi thấy cậu chàng liên tục giục con gái nhà người ta đánh tiếp liền nhíu mày nói: “Lâm Thước Lâm Hạo hai người một vừa hai phải thôi, con gái nhà người ta phải về trường để học đó. Hai người đừng có ở không đi dạy hư người ta.”
Cô bé kia cũng trạc tuổi Lâm Du, một thiếu nữ miền nam điển hình.
Da dẻ trắng trẻo, ánh mắt linh động, không ngại ngùng gì mấy, đi nhờ xe các bạn nam vẫn cười nói vui vẻ được.
Cô bé nghe Lâm Du nói vậy thì đỡ lời: “Đâu có gì, vốn tớ cũng biết chơi rồi mà, gϊếŧ thời gian thôi.”
“Nghe chưa?” Lâm Thước lại ngứa mồm, “Lo chuyện bao đồng.”
Lâm Du chỉ muốn tát cho cậu chàng vài cái.
Lâm Thước thấy cậu không nói gì, đầu nhảy số rồi xen mồm: “Lâm Du, không phải em thích con gái nhà người ta rồi mắc cỡ ngại nói đó chứ?”
Lâm Du sửng sốt, cô bé kia cũng ngây người.
Văn Chu Nghiêu quay đầu liếc nhìn Lâm Thước.
Lâm Thước không hề nhận ra bầu không khí không đúng lắm, vẫn nói tiếp: “Có gì đâu mà ngại, anh thấy bình thường em cũng không hay nói chuyện với con gái, cái này gọi là hữu duyên thiên lý năng tương ngộ đó.”
“Thôi anh im miệng đi!” Lâm Du ngắt lời cậu chàng, quay lại nói với cô bé kia: “Cứ kệ anh ấy, ảnh bị não đó.”
Cô nàng hoàn hồn lại, cười cười nói: “Có gì đâu, trong lớp tớ nhiều người yêu sớm lắm.” Nói xong mới nhận ra lời mình nói có hàm ý khác, cô bé lại vội giải thích: “Tớ không có ý nói mình cũng muốn yêu sớm đâu ha.”
“Tớ biết mà.” Lâm Du nói.
Lâm Du quay lại cảnh cáo Lâm Thước: “Anh còn nói điên nói khùng nữa em mách chú hai anh lại giở thói cũ ra đó.”
Lúc trước Lâm Thước yêu sớm với một cô bạn cấp hai, làm ầm ĩ từ trường về tới nhà, bị chú hai đuổi đánh tán loạn khắp sân.
Lâm Thước: “Chán em nhất luôn.”
Cậu chàng định tìm an ủi từ phía Văn Chu Nghiêu, dù sao thì so chuyện đào hoa trong nhà đâu ai hơn được Văn Chu Nghiêu.
Kết quả Lâm Thước nhận ra Văn Chu Nghiêu hoàn toàn không hề để ý đến bọn họ, chỉ dõi mắt nhìn ra ngoài, không biết đang nghĩ gì nữa.
Lâm Thước: “Anh cả.”
“Sao?” Văn Chu Nghiêu quay đầu.
Lâm Thước tò mò: “Bọn em đang nói chuyện Lâm Du yêu đương. Anh biết nó có đang thích ai không?”
Lâm Du nhìn Văn Chu Nghiêu ngay, vì trước mắt anh là người duy nhất trong nhà biết cậu căn bản không hề thích con gái.
Trong nhà họ Lâm đã có chú ba làm tiên phong, tới nay vẫn giấu tất cả mọi người, bao gồm cả bà cụ.
Đột nhiên tim Lâm Du đập rất nhanh.
Rồi cậu ngẩn ngơ nghe Văn Chu Nghiêu đáp: “Muốn bị đòn hả?”
Lâm Thước ngậm mồm ngay tắp lự.
Lâm Du lại thấy buồn cười.
Xu hướng tính dục luôn là một chủ đề rất nặng nề, ngay cả với Văn Chu Nghiêu mà trước mắt vẫn đang chứng thực, đây là nguyên do tuy Lâm Du thăm dò anh nhẹ nhàng một vài lần nhưng vẫn chưa khi nào tìm tòi vào sâu.
Cậu đã từng phải trả cái giá khi công khai, hiện tại lại đang là thời điểm mấu chốt mà Văn Chu Nghiêu học mười hai còn cậu mới khởi nghiệp.
Có những thứ không đào sâu mới là kết quả tốt nhất.
Năm giờ chiều cả nhóm vào đến nội thành, cách giờ tàu chạy còn sớm, bọn họ đưa cô bạn đi nhờ về trường trước.
Lúc xuống xe, đột nhiên cô bé xin cách liên lạc với Lâm Du.
Trong tiếng kêu gào quang quác của Lâm Thước Lâm Hạo bên cạnh, cô bé hiên ngang nói: “Cũng không có ý gì khác, chỉ là tớ nghe nói đề thi thử tốt nghiệp cấp hai miền bắc các cậu sát với đề thi thật nhất cả nước. Tớ chỉ định đến đó nếu có gì không hiểu thì hỏi cậu chút thôi.”
Đương nhiên Lâm Du không từ chối.
Khi cô bé vừa đi là Lâm Hạo nói ngay: “Chắc chắc ẻm có ý với em!”
“Nói thừa thế nhỉ.” Lâm Thước tiếp lời, “Căn cứ theo kinh nghiệm của anh mày, giao lưu học hành là giả, thăm dò thái độ của em mới là thật. Lâm Du, phải chớp lấy thời cơ, nhà họ Lâm không có người hèn nhát.”
Lâm Du cáu cái đề tài vo ve mãi bên tai như ruồi nhặng này quá rồi, lườm cho một cái rồi tự gom đồ xuống xe, nói với Văn Chu Nghiêu đi bên ạnh: “Anh, đói rồi, ăn cơm đi.”
“Muốn ăn gì?” Văn Chu Nghiêu hỏi.
“Ê nè nói nghiêm túc đó.” Hai người phía sau đuổi theo. Lâm Thước chạy tới cạnh Văn Chu Nghiêu, “Chuyện đó bình thường mà, thời đại nào rồi. Anh cả, anh phản đối thật ạ?”
Mấy anh em đi qua đám đông đến trước cửa một quán cơm gia đình.
Văn Chu Nghiêu đi đầu bước vào trong, vừa đi vừa nói: “Chứ không thì sao?”
“Tại sao?” Lâm Thước thắc mắc, “Em còn tưởng trước giờ anh chỉ nói miệng thế thôi.”
Dù Lâm Du được gia đình ngầm xác định sẽ là người tiếp quản nhà họ Lâm từ đầu, nhưng bản thân cậu cũng đủ xuất sắc, tài năng rõ như ban ngày.
Về mặt học tập trong nhà không có yêu cầu đặc biệt gì, trưởng bối nói còn đi học cấm yêu đương, nhưng cũng đâu có cứng nhắc tới vậy.
Trọng điểm là mấy chính các anh em Lâm Bách Tòng cũng gặp vợ mình từ khi còn rất trẻ.
Bản thân Lâm Thước còn chưa ổn định đã vạch kế hoạch hộ Lâm Du.
“Em thấy nó chắc cũng sẽ không quen nhiều người lắm đâu, giờ bắt đầu yêu, thành niên tiếp quản gia nghiệp, sự nghiệp ổn định, tới tuổi hợp pháp rồi là chốt hạ, hoàn mỹ.”
Văn Chu Nghiêu liếc mắt nhìn Lâm Du đang ngửa đầu nhìn tờ rơi quảng cáo đứng trong bóng tối trước cửa quán.
Cuối cùng anh nói với Lâm Thước: “Em thì anh lười quản, nhưng muốn quản em ấy thì chưa tới lượt em đâu.”
Lâm Thước ngơ ra một lúc rồi hỏi Lâm Hạo đi phía trước: “Mày có thấy có gì là lạ không?”
“Có gì lạ?” Lâm Hạo hoang mang.
Lâm Thước: “Khó tả ghê, hình như chỗ nào cũng lạ lắm, chả hiểu.”
Chương 40
Ngày về đến Kiến Kinh là một ngày nắng ấm hiếm hoi giữa mùa đông, từ lúc xuống tàu lửa đến khi về tới đường Thịnh Trường, mãi tới lúc qua cổng nhà, Lâm Du vẫn không hề nhận ra bất kì vấn đề gì.
Cho đến lúc cậu vừa bước được nửa bàn chân qua ngạch cửa thì bỗng nghe thấy tiếng quát: “Thằng oắt con!”
Trước mặt là Lâm Bách Tòng đang hùng hổ sải bước tới với cây roi mây trong tay.
Lâm Du nhận ra sự chẳng lành, lập tức đánh một vòng về sau lưng Văn Chu Nghiêu.
Cậu hỏi nhỏ: “Có ai biết chuyện gì không?”
Mặt Lâm Thước với Lâm Hạo cũng tái mét, nhờ ơn nỗi ám ảnh ngày thơ ấu lớn lên dưới roi vọt của Lâm Bách Tòng cả, giờ làm gì hai cậu chàng còn hơi sức để ý tới cậu, mồm nói vội: “Ai biết gì đâu, còn đang định hỏi em đây.”
Trong lúc nói chuyện Lâm Bách Tòng đã tới trước mặt rồi.
“Lâm Du con đứng ra đây cho bố!” Chú nói.
Lâm Du biết ngay trăm phần trăm là nhắm vào mình rồi. Thật ra Lâm Bách Tòng không phải người thích dùng đòn roi, tuy cách chú dạy dỗ con cháu rất nghiêm khắc nhưng suốt bao năm nay cũng chỉ xuống tay với Lâm Du đúng một lần khi cậu trộm con dấu.
Lâm Du nhìn thấy thứ trong tay Lâm Bách Tòng qua vai Văn Chu Nghiêu, cậu rón rén giơ tay lên, lên tiếng: “Bố, bọn con mới tàu xe mệt nhọc đường xá xa xôi, bố làm gì vậy?”
“Lại còn nấp sau lưng anh cả à?” Lâm Bách Tòng cầm roi mây chỉ vào cậu, quát: “Ra đây!”
Lâm Du cụng đầu vào ót Văn Chu Nghiêu, đã đầu hàng, miệng lầm bầm: “Em còn tưởng cũng vài ngày nữa mới biết chứ, anh, em tiêu rồi.”
Trong giọng Văn Chu Nghiêu có ý cười, anh bảo: “Đi đi, mấy roi là xong.”
“Quá đáng lắm nha.” Lâm Du ngẩng đầu lên nói nhỏ bên tai anh.
Lâm Bách Tòng đối diện lại rống: “Lâm Du! Con còn lẩm bẩm cái gì đấy hả, không nghe bố nói à?!”
“Dạ có nghe.” Lâm Du dài giọng, thở dài rồi bước ra.
Cậu nhích tới vài bước, cụp mắt, “Bố.”
“Còn biết gọi bố là bố à?” Lâm Bách Tòng nói, “Lô hàng con đưa về chất trong kho là sao hả?”
“Thì là vậy đó.” Lâm Du lại còn có tâm trạng ngẩng lên hỏi: “Con mới về tới tức thì còn chưa vào cửa nữa, sao bố biết vậy?”
Hiển nhiên Lâm Bách Tòng bị cậu làm tức mụ đầu rồi, giọng liên tục cất cao: “Con còn dám hỏi, chuyện lớn như vậy không lẽ bố không biết tin? Tự tiện quyết định, Lâm Du càng lúc con càng to gan nhỉ!”
Lâm Bách Tòng nói rồi lại chuyển hướng sang Lâm Thước và Lâm Hạo bên cạnh: “Cả mấy đứa nữa, được bao tuổi rồi, hả? Bác bảo mấy đứa trông chừng học hỏi nhau trên đường đi, nó làm xằng làm bậy, mấy đứa làm anh chỉ trơ mắt ra nhìn thôi à?”
Lâm Thước và Lâm Hạo bị mắng cúi gằm đầu.
Cuối cùng Lâm Hạo đẩy mũi giáo về phía Văn Chu Nghiêu, lầm bầm: “Anh cả cũng đồng ý mà bác.”
Thấy liên lụy đến Văn Chu Nghiêu, Lâm Du lập tức trừng mắt với Lâm Hạo.
Cậu quay sang nói với Lâm Bách Tòng: “Bố, đây là ý của một mình con. Bố biết anh cả không quản được con mà. Mà anh ấy đến muộn thế, con đã đánh tiếng với người ta từ trước rồi, anh ấy cản cũng vô dụng.”
“Còn già mồm à!”
Lâm Bách Tòng giơ tay định đánh cậu.
“Chú Lâm.” Văn Chu Nghiêu lên tiếng: “Con đồng ý mà.”
Lâm Bách Tòng nhíu mày: “Chu Nghiêu con…”
Văn Chu Nghiêu đi tới cạnh Lâm Du, vỗ vai cậu rồi mới quay lại nói với Lâm Bách Tòng: “Chú Lâm, chú biết em ấy sẽ không làm bậy mà.”
Anh chỉ nói đúng một câu này.
Lâm Bách Tòng im lặng rất lâu rồi cuối cùng cũng hạ bàn tay giơ cao xuống.
“Nói ra lý do của con xem.” Chú nói với Lâm Du.
Lâm Du nhìn nhìn Văn Chu Nghiêu rồi nhìn nhìn Lâm Bách Tòng, bắt đầu nói: “Bố, con muốn tiếp quản cửa hàng đồ gia dụng.”
Lâm Bách Tòng ngẩng phắt lên nhìn cậu: “Con nói lại lần nữa xem.”
“Con nói là, con muốn tiếp quản cửa hàng đồ gia dụng.”
Lâm Bách Tòng nhìn vào đôi mắt nghiêm túc của Lâm Du, hít sâu mấy hơi, quyết định nói chuyện tử tế với cậu, “Lâm Du, mấy năm nay bố tự tháy mình không hề quản thúc con quá đáng, yêu cầu dành cho con cũng chỉ có học nghề gia truyền cho tử tế. Con làm rất tốt, điểm này bố rất công nhận, cũng rất vui mừng. Nhưng không thể vì những năm qua xuôi chèo mát mái mà con cho rằng chuyện gì cũng dễ dàng được. Bố nghĩ hẳn con nghe tin cửa hàng đồ gia dụng có chuyện nên mới có suy nghĩ này đúng không. Chuyện này không dễ dàng gì đâu, bố sẽ không đồng ý.”
Lâm Du: “Bố, đúng là sau khi nghe tin của cửa hàng đồ gia dụng con mới có ý định này, nhưng cũng không thể nói là chưa từng có suy nghĩ đó. Con cũng có điều mình muốn làm. Cửa hàng đồ gia dụng chưa từng là mục đích của con.”
Lâm Bách Tòng ồ một tiếng, “Mạnh miệng gớm nhỉ, thì ra con nói tiếp quản chỉ là sẵn tiện thôi à?”
“Nói vậy cũng được ạ.” Lâm Du gật đầu.
Lâm Bách Tòng lại ra vẻ như định đánh cậu, “Oắt con, đánh con bây giờ có tin không?”
“Ba năm!” Lâm Du lên tiếng, cậu nhìn thẳng vào Lâm Bách Tòng nói thật nghiêm túc: “Bố, cho con thời gian ba năm, dù con thực hiện như thế nào nếu thành thì là con trai út nhà họ Lâm có năng lực, phía sau vĩnh viễn có họ Lâm. Nếu không thành, cũng tuyệt đối không liên lụy nửa phần đến nhà mình.”
“Lâm Du!” Đây là thời khắc Lâm Bách Tòng giận dữ nhất đúng nghĩa từ khi cậu bước chân vào cửa.
Ngay sau đó là cây roi mây vụt tới, “Rút lại lời vừa nói cho bố!”
Lâm Bách Tòng trong cơn thịnh nộ hoàn toàn không nương tay. Tuy chỉ một roi và nhắm vào cánh tay Lâm Du, nhưng ngọn roi cong lại quất vào cổ lên thẳng tới cằm cậu.
Lâm Du đứng yên không tránh né, lập tức khảm một đường đỏ sưng tấy.
Vừa thấy chú đánh thật là Lâm Thước với Lâm Hạo nhào tới, một trái một phải giữ hai cánh tay Lâm Bách Tòng.
Lâm Thước: “Bác cả, đừng giận mà đừng giận nha.”
Lâm Hạo nói với Lâm Du: “Lâm Du, mau xin lỗi đi.”
Hiện tại Lâm Du đang bị Văn Chu Nghiêu giữ cằm kiểm tra vết roi, cậu nắm cổ tay Văn Chu Nghiêu ý bảo mình không sao.
Lâm Bách Tòng: “Chu Nghiêu, con mặc nó! Con xem nó nói có phải tiếng người không?!”
Ngón tay cái Văn Chu Nghiêu vuốt qua sát cạnh dấu đỏ trên cằm cậu, rồi anh vỗ đầu Lâm Du nói: “Câu vừa rồi bị đánh cũng không oan đâu, không liên lụy đến nhà mình là sao hả, em đang cố ý chọc giận chú Lâm chứ còn gì.”
Lâm Du há mở miệng định nói vài lần, cuối cùng cậu nói với Lâm Bách Tòng: “Bố, thật ra con không có ý đó.”
“Tôi thấy anh giỏi rồi! Không muốn nhận cái nhà này nữa đúng không?”
Đây mới thật sự là đâm vào tim Lâm Du, cậu sững người một chốc rồi bước tới trước mặt Lâm Bách Tòng.
Cậu nhìn thái dương đã dần điểm bạc của Lâm Bách Tòng, cười cười rồi nói: “Bố, bố xem con sắp cao bằng bố rồi.”
Lâm Bách Tòng cũng bị câu nói đột ngột của cậu làm sửng sốt, nhưng lập tức hừ lạnh. “Cao cái thân thôi thì được gì, hành xử tùy tiện không khác gì lúc bốn năm tuổi.”
“Con biết lần này không bàn bạc với gia đình trước là không đúng.” Lâm Du nói, “Nhưng con có lòng tin với bản thân. Ba năm, bố, bố cho con ba năm. Nếu thất bại, con bảo đảm sau này không làm ẩu nữa.”
Lâm Bách Tòng nhìn đứa con trai trước mặt.
Nhìn đứa con trai như ngay hôm qua chỉ vừa ra đời, bế trong tay nhỏ xíu, còn nhõng nhẽo với mình, chớp mắt đã lớn đến thế này rồi.
Sao chú lại không hiểu con mình cho được.
Từ nhỏ đến lớn, trông ngoan nhất là cậu, trên thực tế không nghe lời nhất cũng là cậu.
Thôi vậy.
Lâm Bách Tòng nói: “Ba năm, chỉ cho con ba năm, bố xem thử con sẽ làm được gì.”
Lâm Du sững người chốc lát rồi cười, “Cảm ơn bố.”
“Được rồi được rồi.” Lâm Bách Tòng phẩy tay, “Giải tán đi, về cất đồ rồi chờ ăn cơm. Mẹ với bà nội con nhắc mãi thôi.”
Lâm Bách Tòng nói xong là quay đầu đi, được hai bước bỗng dừng chân.
Hơi nghiêng đầu lại nói: “Tự bôi thuốc vào.”
Lâm Du: “Con biết rồi bố.”
Lâm Du nhìn theo bóng Lâm Bách Tòng biến mất sau cửa hông, cậu đứng trong sân, mãi chưa nhúc nhích.
“Đi thôi.” Văn Chu Nghiêu đứng cạnh nhắc.
Lâm Du nói: “Anh, anh tin em đúng không?”
Văn Chu Nghiêu: “Nếu không tin thì lúc ở huyện Mạo Sơn em không mua nổi vật liệu đâu, rõ chưa?”
Lâm Du liếc mắt về, nhướng mày nhìn Văn Chu Nghiêu, “Cũng đâu cần thẳng thừng thế.”
Văn Chu Nghiêu vỗ ót cậu.
“Đi thôi.”
“Dạ.”
Lâm Du theo sau Văn Chu Nghiêu, thầm nghĩ, bản thân cậu tin tưởng, Văn Chu Nghiêu tin tưởng, vậy là được rồi.
Chưa từng là xuôi chèo mát mái, cậu có mưu tính sẵn từ trước.
Cuộc đời này, cậu phải đi con đường khác kiếp trước.
Vừa về tới đã bị đánh, tuy đã chuẩn bị tâm lý trước nhưng ít nhiều gì Lâm Du cũng thấy hơi mất mặt.
“Bố già nặng tay ghê.” Lâm Du ngồi cạnh bàn trong phòng, cầm cái gương ngửa cổ nghắm nghía, còn nói: “Lên trên chút nữa là tới mặt luôn rồi.”
“Đừng có sờ tay vào.” Văn Chu Nghiêu đẩy tay cậu ra, liếc cậu rồi nói: “Sao hả? Lo cho nhan sắc thế?”
“Ai mà không lo hả anh.” Lâm Du vén tóc kéo cổ áo ra để nhìn ra sau, rồi tay cậu bỗng khựng lại, nhìn Văn Chu Nghiêu đang vắt khăn trong chậu đồng, bảo: “Chủ yếu là tại anh đẹp trai quá, em mà hủy dung thì chịu sao nổi cảnh sau này ra cửa, người ta nói, hai anh em này một đẹp một xấu nhỉ.”
“Vốn đâu phải ruột thịt, đứa xấu đứa đẹp bình thường mà.”
“Anh trù em đó hả.” Lâm Du nói, “Chỉ mong cho em xấu xí chứ gì.”
Văn Chu Nghiêu giũ khăn, trùm thẳng lên cả mặt cậu, nói: “Lại tới cơn nữa hả? Nói quàng nói xiên còn nói nhiều.”
Lâm Du tự kéo khăn xuống, vừa lau tay vừa nói: “Rõ ràng vấn đề là anh, trên bản chất em đâu phải người nói nhiều, gặp người anh kiệm lời từ nhỏ như anh, em cũng hết cách.”
Văn Chu Nghiêu không thèm trả lời cậu, biết cậu cũng khó chịu vì cuộc đối thoại với Lâm Bách Tòng khi vừa vào cửa.
“Ngước lên.” Văn Chu Nghiêu nói rồi nhấc cằm Lâm Du.
Anh ngồi xuống ghế trước mặt Lâm Du, cầm tăm bông đã quệt thuốc cúi đầu bôi cho cậu.
Cuối cùng Lâm Du cũng thôi già mồm với anh, ngửa đầu ra cho anh bôi thuốc.
Dấu đỏ giờ không sưng nữa, đã xẹp liền vào da, rướm máu li ti.
Từ nhỏ da Lâm Du đã mỏng, lớn vẫn như lúc nhỏ, cùng một vết thương, khảm trên người cậu trông sẽ nghiêm trọng hơn người khác một chút.
Văn Chu Nghiêu hơi cau mày, bôi hết trên cổ rồi bảo: “Đưa tay ra.”
Lâm Du vẫn ngửa đầu, nghe vậy liền xòe tay với anh.
Mãi không thấy gì, liền nghiêng đầu nhìn về phía anh, phát hiện anh đang nhìn mình chằm chằm.
“Sao dị?” Lâm Du hỏi.
Văn Chu Nghiêu nhắm mắt lại, cố gắng nhẫn nhịn, “Lại ngu ngơ gì thế hả? Anh bảo em rút tay ra khỏi tay áo, vết thương của em nằm trên bắp tay với sau vai, như thế sao anh bôi thuốc được?”Chương 36
Lâm Du nhìn về phía khúc quanh giữa lưng núi qua màn mưa tầm tã, đoạn đường này một bên là núi một bên là sườn dốc mười mấy hai mươi mét nối liền xuống thung lũng dưới chân núi. Đường vốn đã ngoằn ngoèo, gặp mưa thì lầy lội lồi lõm.
Ban đầu bên tai chẳng có gì ngoài tiếng mưa, Lâm Du vừa định nói anh nghe lầm rồi đó thì một cái đầu xe tải xuất hiện trong tầm mắt.
Những người khác cũng thấy, Lâm Hạo kéo chiếc nón áo mưa vô dụng trên đầu xuống ngay tại chỗ rồi vẫy tay lia lịa với người lái, “Bên này bên này!”
Từ xa đã thấy một người nhoài đầu ra khỏi cửa xe, là chú Hoàng.
Chú Hoàng cũng vẫy tay với cả bọn rồi rụt người vào trong như đang nói gì đó với tài xế.
Lâm Thước: “Chú Hoàng này làm việc tốc độ nhỉ, mới đó đã tìm được xe rồi.”
Lâm Du kéo kéo mảnh vải bạt màu xanh lá sẫm trên người l3n đỉnh đầu, đưa bàn tay buốt giá lên miệng hà hơi, “Chắc chú ấy rành đường đi nước bước vùng này nên nhờ người ở gần đây đến giúp.”
Trong lúc nói chuyện xe đã đến gần rồi chẳng mấy chốc dừng lại trước mặt cả bọn.
Lâm Du dùng toàn bộ tâm trí để nghĩ xem chiếc xe này có thể kéo xe bọn họ ra khỏi hố trũng không, mãi đến lúc Lâm Hạo đột nhiên hô to đầy sửng sốt: “Anh cả!”
Tim Lâm Du thắt lại, cả những khớp ngón tay cũng cứng đờ.
Trong chuyến đi này bọn họ từng gọi rất nhiều người là anh hai anh cả, nhưng đa số đều là cách xưng hô lịch sự lễ phép. Người có thể khiến Lâm Hạo gọi anh cả một cách hưng phấn và thân thiết đến thế, Lâm Du chỉ nghĩ ra một người.
Cuối cùng cậu cũng xoay cần cổ cứng còng lại, nhìn về phía chiếc xe sau lưng.
Người đầu tiên mở cửa bước xuống không phải chú Hoàng hay tài xế mà là người ngồi ghế sau.
Một chiếc dù đen mở ra trước, chân người đó rất dài, dễ dàng bước xuống từ ghế sau rất cao của xe hàng, giẫm lên bụi cỏ khô bên dường. Mắt Lâm Du nhìn lên thấy được chiếc áo lông dáng dài anh đang mặc, cũng đen tuyền.
Sau đó mới đến khuôn mặt anh tuấn, đôi mắt quen thuộc.
Trên con đường đất giữa chốn rừng thiêng nước độc, trời mưa như trút nước, Văn Chu Nghiêu đột ngột xuất hiện.
Vẫn chín chắn vững chãi, điềm tĩnh ung dung.
Giữa lúc Lâm Du hãy còn ngơ ngác nhìn anh, Văn Chu Nghiêu đã sải bước đến gần.
Lâm Thước thấy Văn Chu Nghiêu xuất hiện cũng kích động cực kỳ, cậu chàng hỏi: “Anh cả, sao anh lại đến đây?”
“Lên xe trước đã.” Khi đã đến gần, Văn Chu Nghiêu chỉ nói trước câu này.
Lâm Thước và Lâm Hạo vội vội vàng vàng chạy về phía chiếc xe phía sau.
Một chiếc dù che trên đỉnh đầu, nước mưa rào rạt vẫn xối xuống mặt lẫn người bỗng biến mất. Lâm Du cảm thấy như mình đang được bao bọc trong một không gian nho nhỏ.
Cậu ngẩng lên nhìn chiếc dù trên đầu, rồi nhìn sang Văn Chu Nghiêu đang đứng ngay trước mặt.
“Anh.” Cậu lên tiếng gọi, giọng như khàn đi.
Văn Chu Nghiêu đột nhiên đưa tay tới, ngón tay anh vuốt qua gò má Lâm Du, tặc lưỡi cúi xuống nhìn vào mắt Lâm Du mà nói: “Bảo em lên xe mà, ngu người rồi à? Chú khỉ đất.”
Nghe thấy câu nhận xét đó, Lâm Du nhìn nhìn vết bùn trên ngón tay Văn Chu Nghiêu, cúi đầu nhìn nửa ống quần lấm tấm bùn sình của mình, câm nín mất một lúc.
Cái hình tượng này, thôi đừng nói, lớn bằng này rồi chắc đây là lần đầu tiên bê bết đến thế.
Lâm Du vuốt mặt, hỏi anh: “Trên mặt em còn không?”
“Hết rồi.” Văn Chu Nghiêu liếc mắt nhìn cậu, choàng tay lên vai kéo cậu đi tới hết sức tự nhiên, “Lên xe.”
Loại xe chủ yếu dùng để chở hàng thôi, nhưng xe của tài xế mới đến to hơn xe của chú Hoàng một chút cho nên miễn cưỡng đủ nhét hết mọi người vào.
Có điều hàng ghế sau hơi chật một chút.
Văn Chu Nghiêu ngồi ngoài cùng, bên cạnh là Lâm Du, kế bên nữa là Lâm Thước và Lâm Hạo.
Tạm thời không thể kéo chiếc xe cũ của bọn họ lên được, trời mưa rất bất tiện, cộng thêm đã đi được hơn nửa đường nên quyết định tới điểm đến trước đã. Còn về xe thì chú Hoàng nói sẽ nhờ người nghĩ cách sau.
Tuy Lâm Du đã khoác một lớp vải bạt nhưng lớp quần ngoài đã ướt hết rồi. Giờ ngồi kế bên Văn Chu Nghiêu đang khô ráo sạch sẽ, cậu sợ mình làm ướt đồ của anh nên nhích nhích sang bên như phản xạ có điều kiện.
“Trời mẹ ơi lạnh quá đi!” Lâm Thước ngồi cạnh Lâm Du chà cánh tay, răng đánh lập cập.
Lâm Du nghe vậy liền nói: “Ai bảo lúc ra cửa anh chê không phong độ rồi không chịu mặc đồ dày bên trong.”
Lâm Hạo: “Sớm biết vậy đã đem theo mấy bộ rồi, không nên để hết đồ lại nhà chú Hoàng.”
Ngay lúc ấy đột nhiên Lâm Du nhận thấy mình được Văn Chu Nghiêu ôm eo kéo lại, cậu còn chưa kịp nói người em ướt thì anh đã lên tiếng trước: “Dưới ghế xe có giỏ quần áo đấy, lấy ra khoác lên trước đi, dùng tạm một lúc.”
Lâm Hạo: “… Anh cả vạn tuế!”
“Vẫn là anh chu đáo nhất.” Cả Lâm Thước cũng hùa theo.
Hai người run rẩy lôi một cái giỏ to lên rồi kéo dây kéo lấy quần áo ra.
Lâm Du vẫn định nhích ra xa lại thì Văn Chu Nghiêu trực tiếp cởϊ áσ khoác mình đang mặc trên người rồi đưa tay lột lớp áo ướt bên ngoài của Lâm Du ra, phủ áo mình lên vai cậu, “Mặc vào đi.”
“Không, không cần đâu.” Lâm Du ngơ ra một lúc rồi định cởi ra, bảo: “Anh mặc đi.”
Văn Chu Nghiêu nhíu mày nhì cậu: “Còn bắt anh phải mặc cho em à?”
“Lâm Tiểu Du em đừng có đỏng đảnh nữa.” Lâm Hạo cạnh đó vừa mặc đồ vừa nói: “Hôm nay em thử cảm xem anh cả có mắng em không.”
Lâm Du sững người, đúng là cậu cứ thấy lạnh buốt lên thật. Áo của Văn Chu Nghiêu vẫn còn nhiệt độ cơ thể anh, hơi ấm ấy lan khắp toàn thân từ sau lưng.
Lâm Du liếc liếc sắc mặt anh mình, không một hai đòi cởi ra nữa.
Lâm Du khoác áo của Văn Chu Nghiêu co người lại trên ghế, nghe chú Hoàng và tài xế than vãn về thời tiết hôm nay.
“Chú Hoàng sao chú tìm được anh cả bọn cháu vậy?” Lâm Thước mặc đồ xong thì hỏi lên hàng ghế trước.
Chú Hoàng quay đầu nhìn Văn Chu Nghiêu, cười nói: “Chú đâu có biết anh cả mấy đứa là ai đâu? Chú đang vội đi tìm người giúp thì vô tình gặp bọn họ trên đường, hỏi ra mới biết đến cùng một nơi nên chú định nhờ giúp.”
“Trùng hợp thật đó.” Lâm Thước nói.
“Không trùng hợp đâu.” Đột nhiên Văn Chu Nghiêu lên tiếng, “Đi xa nhà mà không đứa nào biết phòng xa sự cố, đi bấy nhiêu ngày đàng học được bao nhiêu sàng khôn cho chó gặm hết rồi à?”
Anh mắng một lượt cả ba anh em, cả Lâm Du cũng thấy hai má nóng lên.
Quả thật bọn họ quá sơ suất, cứ nhởn nhơ chẳng biết chuẩn bị trước gì cả, nếu không bị trì hoãn không chừng đã tới nơi từ lâu, cũng không đến mức gặp chuyện xe lún thế này.
Chú Hoàng giải vây cho cả bọn: “Cũng tại chú, dựa theo kinh nghiệm cho là thời tiết như hôm nay sẽ không có mưa, mười ngày là đủ đi về, đâu có ngờ trời lạnh như thế này mà còn mưa to.”
Văn Chu Nghiêu không nhắc chuyện đó nữa, bắt đầu hỏi han tình hình từ chú Hoàng.
Anh chỉ mặc mỗi chiếc áo lông trắng cao cổ, vì ghế chật nên phải ngồi bắt chéo chân, trông không giống đang ngồi trong chiếc xe chở hàng một chút nào, rành rành là một công tử hào hoa.
Lâm Du ngắm đến ngẩn người, rồi thình lình hắt xì một cái.
“Lạnh hả?” Văn Chu Nghiêu nghiêng đầu liếc sang cậu một cái rồi ôm vai cậu kéo lại gần, “Dựa vào anh.”
Trên thực tế Lâm Du không vô dụng đến thế, nhưng cậu cũng không muốn cảm cúm vào thời điểm này, ngoài phiền hà thì chẳng được gì.
Nên cậu thật sự ngả người về phía anh, sẵn tiện ngồi sát chút cho Văn Chu Nghiêu ấm hơn.
Chú Hoàng tán gẫu với cả bọn: “Chú từng gặp anh Lâm vài lần rồi, anh em mấy đứa thân nhau được như thế cũng hiếm có thật.”
“Cái đó đương nhiên rồi chú.” Lâm Thước đã ấm trở lại bắt đầu liếng thoắng: “Gia đình nghiêm lắm, bọn cháu mà cãi nhau là bản thân mình bị đòn đầu tiên.”
“Ủa anh đánh em cũng đâu ít.” Lâm Du châm chọc.
Lâm Du hơi buồn cười, cậu dụi mặt vào cánh tay Văn Chu Nghiêu.
Rồi chú Hoàng hỏi: “Vậy sao mấy đứa không hẹn đi chung.”
Nói đến đây Lâm Thước lại sực nhớ ra, cậu chàng quay sang Văn Chu Nghiêu: “Đúng rồi anh cả, sao tự dưng anh lại tới đây?”
“Mấy đứa đi lâu vậy chưa thấy về.” Văn Chu Nghiêu cúi xuống nhìn đỉnh đầu Lâm Du, bình thản nói: “Chú Lâm không yên tâm, bảo anh đến xem thử.”
“May mà anh đến.” Lâm Thước: “Nếu không hôm nay thật không biết làm sao.”
Mưa to như thế muốn quay về trong ngày cũng là chuyện bất khả thi, may mà nhà cũ của chú Hoàng ở ngay cạnh núi Ngọc Dương. Chỉ có điều là căn nhà biệt lập, lại dọn về huyện Mạo Sơn đã lâu nên nhà hơi cũ kỹ.
Gặp sự cố như thế trên đường đi nên khi cả bọn đến nơi đã gần năm giờ, bầu trời xám xịt như sắp chìm vào màn đêm.
Mưa vẫn chưa dứt, nhưng đã nhỏ hơn khi xe gặp vấn đề.
Chú Hoàng đi trước nhất, đẩy hàng rào ngoài sân ra nói: “Nhà gỗ xưa là thế đó, tuy năm nào chú cũng về sửa sang, bình thường đến núi Ngọc Dương cũng hay về đây ở vài ngày nhưng vẫn cũ kỹ lắm. Hôm nay mấy đứa chịu khó chút vậy.”
Lâm Thước: “Không sao đâu chú Hoàng, bọn cháu chưa từng ở nhà thế này bao giờ, thấy thú vị lắm.”
Tài xế và chú Hoàng cười nói: “Trẻ tuổi đúng là lúc còn thích mới mẻ, không biết khổ là gì.”
Lâm Du bước cạnh Văn Chu Nghiêu vào nhà.
Căn nhà gỗ hai tầng cũng không cũ đến mức như chú Hoàng nói, nằm ở cuối con đường đất trên núi, nối liền với chân núi.
Địa thế xung quanh rất bát ngát, nhìn từ sau lưng nhà sẽ thấy dãy núi trùng điệp xa xa và dòng sông dưới chân núi, phong cảnh đẹp vô cùng. Chỉ có điều nó cách làng có người ở gần nhất hơn mười phút.
Chú Hoàng vừa vào trong là bắt đầu bận rộn nổi lửa, rồi nói: “Phòng ngủ trên tầng hết ấy, mấy đứa tự đi xem trước đi, chăn mền gì đó đầy đủ hết, tối trải ra là ngủ được. Đàn ông con trai cả, chẳng có gì phải ngại.”
Lâm Thước và Lâm Hạo xông lên lầu trước.
Lâm Du vén tay áo đi tới cạnh đống củi, nói: “Chú Hoàng để cháu giúp chú.”
“Không cần không cần.” Chú Hoàng vội từ chối, chú nhìn gương mặt trắng nõn của cậu nói: “Sao lại để trẻ con như cháu làm cho được, mấy chuyện chân tay này bọn chú làm quen rồi.”
Chú Hoàng thấy Lâm Du vẫn cứ đứng yên đó không nhúc nhích thì hất cằm về phía Văn Chu Nghiêu đang phụ tài xế khiêng đồ vào ngoài cửa: “Đi, qua đó chơi với anh cháu đi. Lát mấy đứa cởϊ qυầи áo ra hong khô kẻo bệnh.”
“Đứng đây làm gì đó?” Đang nói chuyện thì Văn Chu Nghiêu xách đồ đi tới.
Chú Hoàng chỉ vào Lâm Du cười nói: “Nó cứ đòi phụ.” Rồi chú quay sang nói với tài xế bằng giọng địa phương: “Ở chỗ quê mùa hẻo lánh như vầy chả mấy lúc gặp con nít xinh xắn thế, ai nỡ cho nó nhúng tay nhúng chân trời.”
Hai người đàn ông trung niên nở nụ cười hiền hòa.
Lâm Du câm nín, nhìn anh mình đầy vô tội.
Văn Chu Nghiêu cũng nhìn lại, cười hỏi: “Nhìn anh thế làm gì, được khen giờ định làm mặt ngoan với anh hả?”
Chương 37
Đến tối mọi người quây quần quanh đống lửa ăn tạm vài thứ. Cổ họng Lâm Du hơi ngứa, cậu có dự cảm mình thật sự hơi bệnh rồi. Nói với chú Hoàng xong chú ấy còn bỏ công chạy xuống làng bên dưới tìm thuốc cảm cho cậu uống. Xong xuôi thì lùa cả bọn đi ngủ.
Trên tầng có tổng cộng ba chiếc giường, vốn dĩ chia thành hai cặp ngủ là vừa xinh.
Nhưng trong đó có một chiếc giường đơn, mà chân giường còn bị mọt khoét, lên giường nhúc nhích nhẹ là nghe kêu ken két, khó lòng tải nổi trọng lượng của hai người.
Lâm Du ngẫm nghĩ rồi nói: “Vậy thôi để mình em ngủ đây đi, đúng lúc đang cảm, đỡ lây cho các anh. Em thấy phòng ngủ bên kia rộng lắm, có bộ sô pha cũ nữa, ba người ngủ chắc được.”
Trong huyện Mạo Sơn có rất nhiều dạng nhà gỗ xưa như thế này, mái tầng trên có khi còn không cao hơn đầu người, một dạng kiến trúc rất đặc sắc.
Trên vách nhà cũng treo rất nhiều tranh ảnh đủ màu và mấy thứ nho nhỏ, sàn tầng trên có trải thảm.
Lâm Du vẫn còn mặc đồ của Văn Chu Nghiêu, cậu cởi ra đưa cho anh đang đứng ngay bên cạnh.
“Sáng mai dậy thì đồ của em cũng khô rồi.” Lâm Du nói.
Vì Văn Chu Nghiêu quá cao nên đứng trong không gian này trông cứ như giơ tay lên là chạm tới mái nhà vậy. Đèn trong phòng màu vàng ấm. Anh đưa tay cầm lấy áo vắt trên cánh tay rồi chỉ nói: “Vậy thì ngủ sớm chút đi.”
Lâm Du dạ một tiếng.
Phía Lâm Thước cũng không ý kiến gì, tự về phòng mình.
Cứ thế gần như mình Lâm Du chiếm một không gian riêng. Nghe thấy tiếng phòng bên cạnh khóa cửa, cậu mới đóng cửa rồi quay lên giường nằm.
Đêm trên núi vô cùng tĩnh mịch, không có tiếng côn trùng hay chim chóc như mùa hè, thời gian này gần như chỉ có tiếng mưa xối vào cửa sổ và tiếng gió rít gào. Không biết có phải do chăn cũ không đủ ấm không mà rất lâu sau Lâm Du vẫn thấy tay chân lạnh buốt.
Khó khăn lắm mới thấy buồn ngủ được một tí thì lại bị tiếng sét đánh thình lình làm giật mình.
Cơn mưa đang ngơi dần đột nhiên nặng hạt, ánh sét làm sáng lòa cả căn phòng, tiếng sấm ì đùng như vang lên ngay bên tai.
Lâm Du trở mình ngồi dậy trên giường.
Cậu nhìn ra những hình ảnh chập chờn ngoài cửa sổ và chiếc chốt cửa bị gió thổi kêu lạch cạch, đành chấp nhận số phận giở chăn xuống giường.
Lần mò trong bóng tối không tìm được giày nên để chân trần bước trên thảm luôn.
Vừa tới cạnh cửa sổ liếc mắt ra hành lang bên ngoài thì bỗng dưng thấy bóng người, làm cậu giật nảy người, quát lớn: “Ai đó?”
“Anh.” Đối phương lên tiếng cùng lúc Lâm Du bật đèn trong phòng.
Đèn không sáng, chắc là bão làm mất điện rồi.
May mà Lâm Du nhận ra tiếng của người đó, tuy chỉ với một chữ.
“Anh?” Lâm Du đưa tay đẩy cánh cửa sổ gỗ lên, thò nửa người ra ngoài hỏi: “Sao anh đứng đây?”
Nhờ ánh chớp lóe lên, Lâm Du thấy Văn Chu Nghiêu chỉ choàng hờ chiếc áo khoác, hẳn nhiên cũng vừa thức dậy.
Đương nhiên Văn Chu Nghiêu cũng thấy cậu, anh nhíu mày, “Nửa đêm không ngủ đi còn làm gì đó?” Rồi anh giải thích: “Cửa sổ ở đây không được chắc, gió to quá nên anh dậy kiểm tra.”
Lâm Du: “Đúng là không còn tác dụng gì mấy, chốt cửa sổ phòng em bị gió thổi mấy cái là rơi luôn rồi.”
Vừa khéo Văn Chu Nghiêu bước đến gần, thấy được Lâm Du đang đi chân trần.
“Giày đâu?” Anh hỏi.
Lâm Du: “Tối quá, em không tìm thấy.”
Văn Chu Nghiêu nhích sang bên vài bước, “Mở cửa.”
“Cửa không khóa, anh đẩy vào đi.” Lâm Du bảo.
Văn Chu Nghiêu đẩy cửa vào ngay giây sau đó, đồng thời anh bật chiếc đèn pin chú Hoàng đưa cho trước khi đi ngủ để đề phòng cúp điện đang cầm trong tay lên.
Văn Chu Nghiêu cầm đèn pin chiếu sang chân Lâm Du rồi đi đến xách giày ném qua lại cho cậu bảo: “Mang giày vào trước đi.”
Lâm Du dạ một tiếng rồi xỏ chân vào.
Văn Chu Nghiêu bắt đầu tìm chiếc chốt cửa, anh ra hiệu bảo Lâm Du bước qua một bên, “Anh xem nào.”
Nói rồi tiện tay đưa chiếc đèn pin vào tay Lâm Du.
Lâm Du cầm lấy chiếu sáng hộ, mắt nhìn Văn Chu Nghiêu cầm chốt cửa đẩy vào đúng vị trí vô cùng thành thạo. Cậu đứng bên cạnh có thể thấy được nửa mặt nghiêng của anh, ngửi thấy mùi của anh, cảm thấy đêm hôm khuya khoắt hai người đứng đây sửa cửa sổ cũng ngộ lạ ghê.
“Đừng có chiếu vào mặt anh, chiếu tay đây này.” Đột nhiên Văn Chu Nghiêu lên tiếng.
Nhờ vậy Lâm Du mới nhận ra vừa rồi mình thất thần.
Cậu dời đèn pin đi, còn vắt cái tay áo phất phơ trên vai Văn Chu Nghiêu ra sau lưng.
“Sửa được không anh?” Cậu bước lại gần xem.
Văn Chu Nghiêu đưa cùi chỏ chắn nhẹ trước cằm cậu bảo cậu tránh xa chút, rồi anh đứng lên: “Chỉ bị lỏng thôi, gắn chặt lại là được.”
Anh vừa nói vừa kéo kéo chiếc chốt, sau khi xác nhận nó sẽ không rơi nữa mới lấy một cây gỗ không biết từ đâu ra lèn chặt lại, nói: “Thế này thì chắc sẽ không rớt nữa đâu, cũng không có tiếng.”
Lâm Du thở phào, nếu phải nghe cửa sổ cành cạch cả đêm thì cậu đừng mong được ngủ.
Văn Chu Nghiêu phủi bụi trên tay, quay đầu nhìn cậu hỏi: “Không ngủ được à?”
“Dạ.” Lâm Du mang đèn pin ra đặt yên một chỗ trên bàn, “Thấy hơi lạnh, rồi cửa sổ lại hỏng.” Cậu cố định đèn pin xong rồi hỏi lại: “Anh cũng không ngủ được à?”
Văn Chu Nghiêu ừm một tiếng, đi tới đặt tay lên trán Lâm Du.
Lâm Du đứng yên đó cho anh sờ, cậu nói: “Không có cảm giác sốt, chắc là cảm thường thôi.”
Lâm Du mà sốt là rất khó hạ nhiệt, người trong nhà đều biết.
Văn Chu Nghiêu lại ừm, anh sờ lên cổ thử nhiệt độ, xác nhận cậu thật sự không có dấu hiệu phát sốt mới buông tay.
Lâm Du: “Lúc nãy anh ngủ ở đâu vậy?”
“Sô pha.”
Lâm Du nhíu mày, cái sô pha đó cho Lâm Hạo ngủ còn tạm được, nếu là Lâm Thước hay Văn Chu Nghiêu sẽ rất chật chội.
Lâm Du hỏi anh: “Sao anh không ngủ trên giường? Nằm trên sô pha anh đâu duỗi chân ra được.”
“Không quen ngủ chung giường với người khác, sô pha cũng được, không đến nỗi.” Văn Chu Nghiêu kéo lại chiếc áo khoác trên vai, thấy cậu vừa rồi không chỉ không mang giày mà cả người cũng chẳng mặc ấm là mấy liền nói: “Mau ngủ đi, trời sắp sáng luôn rồi.”
Lâm Du không phản kháng, cậu bước tới cạnh giường chợt dừng lại.
Cậu quay lại hỏi: “Hay anh ngủ bên này đi?”
“Muốn sang đó ngủ sô pha hả?” Văn Chu Nghiêu nhướng mày.
Lâm Du ngớ ra, “Cũng được.”
Văn Chu Nghiêu nhìn cậu, bước đến gần rồi nói: “Được rồi, chuyển qua chuyển lại phiền lắm, ngủ ở đây luôn đi.”
Giờ Lâm Du nhớ ra chiếc giường không chịu nặng nổi. Nhưng quả thật từ đầu cậu cũng không có ý định ra sô pha ngủ. Cho nên cậu ngồi xuống mép giường, chần chừ lên tiếng: “Vậy… mình cử động nhẹ chút.”
Cậu vừa nhấc chân lên là két một tiếng.
Lâm Du: “…”
Văn Chu Nghiêu khẽ cười thành tiếng.
Vốn nằm một mình thấy chẳng sao, có cót két cũng bỏ qua như thói quen, nhưng hoàn cảnh hiện tại khiến Lâm Du cảm thấy không chỉ âm thanh đó cực kỳ đột ngột mà cả tiếng cười của Văn Chu Nghiêu cũng vô cùng không phải lúc.
Tuy là chiếc giường đơn không rộng mấy, nhưng vẫn miễn cưỡng đủ cho hai người nằm, cũng không phải lo chuyện không duỗi chân được.
Khó khăn lắm mới nằm xuống xong, Lâm Du thở phào thật dài.
Cậu ngủ chung với Văn Chu Nghiêu từ nhỏ đến lớn. Tuy về sau có một khoảng thời gian cân nhắc đến xu hướng tính dục và sự trưởng thành của bản thân nên cậu cố gắng tránh để tình huống ấy phát sinh. Nhưng trên thực tế cậu đã quen rồi.
Quen với việc người cạnh mình là Văn Chu Nghiêu.
Cho nên khi hai người nằm xuống, cánh tay kề sát vào nhau, cậu không hề thấy mất tự nhiên.
Ánh sét lập lòe chiếu thành vệt sáng trắng xanh vào nóc mùng trên đỉnh đầu.
Lâm Du nghiêng sang, “Đúng rồi anh, hôm nay mãi chưa có thời gian hỏi anh, lúc trước anh nói có việc phải xử lý mà, xử lý xong rồi à?”
“Tương đối rồi.”
Lâm Du: “Rốt cuộc là chuyện gì vậy?”
“Chủ yếu là chuyện của cửa hàng đồ gia dụng, thật ra trước khi bọn em đi chú Phú đã tìm được địa chỉ của vài kẻ bỏ trốn rồi. Anh sợ phía chú Lâm không tự giải quyết được bọn họ nên dẫn người sang đó một chuyến.”
Lâm Du tròn mắt, anh động thủ với người ta hả?”
Văn Chu Nghiêu quay sang liếc nhìn cậu, “Em nghĩ sao?”
“Ầy không đâu.” Lâm Du tự nghĩ thông, “Đại đa số thứ bọn họ mang đi đều qua đã thời thịnh nhất rồi. Cũng chưa chắc bố em sẽ dùng lại bọn họ, đánh người thì mất nhiều hơn được.”
Không phải dạng chuyện Văn Chu Nghiêu sẽ làm.
Văn Chu Nghiêu: “Ừm, cho vào đồn hết rồi, ai phải bồi thường thì bồi thường, cầm giam thì giam lại.”
“Chỉ chuyện đó thôi à?” Lâm Du hỏi.
Văn Chu Nghiêu kéo kéo chiếc gối dưới đầu, “Chứ em tưởng còn gì nữa?”
Lâm Du lắc đầu, “Đâu chỉ gì, chỉ là cảm thấy…”
Hẳn không chỉ như thế.
Nhưng Văn Chu Nghiêu không nói nữa, Lâm Du cũng không định hỏi thêm.
Không biết có phải nhờ giờ đã có Văn Chu Nghiêu bên cạnh không mà Lâm Du thấy không còn cảm giác nằm mãi chưa thấy ấm khi một mình nữa.
Cơ thể ấm áp thì cơn buồn ngủ cũng kéo đến.
Cậu đang khép mắt thiu thiu ngủ thì chợt nghe Văn Chu Nghiêu nói: “Nói chuyện của em đi.”
“Dạ?” Lâm Du hỏi mà không mở mắt: “Chuyện gì của em ạ?”
“Nói xem suốt chuyến này em đã làm gì, gặp những ai, làm những gì.”
Lâm Du bắt đầu nghiêm túc ngẫm lại rồi nhắm mắt rì rầm: “Cũng chẳng làm gì mấy, trên đường em có đi tìm cái người họ Chu mà ông chủ Tiêu giới thiệu, nghe bảo là làm bên mua bán ngọc thạch. Em nghĩ không chừng sau này nguồn tài nguyên trong tay hắn sẽ có đất dụng võ, nhưng vẫn phải quan sát thêm. À, với mấy ngày ở chỗ chú Hoàng em có đi xem cuộc thi do Hội Thủ công Mỹ nghệ Truyền thống của địa phương liên hợp tổ chức, vắng không ngờ luôn, chẳng có ai đi. Ngoài ra chẳng còn gì nữa.”
“Em nghĩ thêm xem.” Văn Chu Nghiêu nói.
Lâm Du hoang mang: “Không còn gì nữa thật mà, toàn mấy chuyện linh tinh không quan trọng.”
Văn Chu Nghiêu: “Tưởng Thế Trạch.”
Cái tên này làm Lâm Du mở bừng mắt, tỉnh táo hẳn.
Cậu quay sang: “Sao anh biết?” Rồi nghĩ lại, “Tài xế Vu nói với anh hả?”
Văn Chu Nghiêu: “Vậy là có chuyện đó thật à?”
Lâm Du: “…” Cậu quay lại nhìn Văn Chu Nghiêu qua màn đêm, đóng băng vài giây mới rón rén hỏi: “Anh, cái này là tính sổ muộn hả?”
“Sợ à?”
Lâm Du cảm giác được Văn Chu Nghiêu cũng đang nhìn mình.
Cậu nuốt nước miếng rồi nói: “Cũng không có, nhưng mà… anh để tâm lắm ạ?”
“Một đứa trạc tuổi em, gia cảnh bình thường lại có thể bất chấp giới tính lẫn tuổi tác để theo đuổi em thẳng thừng, còn chạy hẳn từ bắc xuống nam. Lâm Du, em có biết trong mắt người bình thường mình đang gặp phải kẻ nào không?”
Đương nhiên Lâm Du biết, biếи ŧɦái cuồng theo dõi người khác ấy mà.
Vừa rồi cậu hỏi Văn Chu Nghiêu có để tâm chuyện này không, trên thực tế cậu cũng không biết mình muốn nhận được đáp án thế nào nữa.
Nhưng Văn Chu Nghiêu nghi ngờ như thế lại là chuyện bình thường.
Mọi hành vi của Tưởng Thế Trạch đều không giống người thường, trong nhà mà biết thì tám phần sẽ lớn chuyện.
Nhưng thật ra từ góc nhìn của Lâm Du, những gì hắn làm cũng không phải không lý do.
Nói tới đây, Lâm Du lại nhớ ra sự thật mà Tưởng Thế Trạch đã cho mình biết.
Lâm Du vô thức nhích nhích sang bên cạnh, tóc cậu quét trúng cằm Văn Chu Nghiêu mà chẳng hay biết gì. Cậu làm chuyện mình đã rất muốn làm khi nghe tin mà mãi chưa thực hiện.
Đột nhiên choàng tay ôm eo Văn Chu Nghiêu, rồi từ từ siết chặt.
Cái ôm này không mang ý nghĩa gì khác, nhưng lại như đã chờ đợi rất lâu.
Văn Chu Nghiêu chỉ hơi ngạc nhiên chứ không hề có động tác ngăn cản, để Lâm Du sáp vào rất thuận lợi.
Một lúc sau.
“Anh, anh sợ em gặp phải tên họ Tưởng đó sẽ phiền phức nên đến à?” Lâm Du hỏi.
Khó thấy rõ biểu cảm của Văn Chu Nghiêu đang bị ôm, Lâm Du chỉ nhận thấy anh cứng người rất lâu mới nói: “Không hoàn toàn thế. Vì mùa hoa ở miền bắc đã qua rồi, ở đây thì chưa.”
Chương 38
Lâm Du ngẩn ngơ mãi chưa nói gì, cậu ngửa cổ lên nên đầu mũi cạ trúng cổ Văn Chu Nghiêu, đủ để cảm nhận được hầu kết của anh rung nhẹ khi nói chuyện. Mùa hoa ấy, một lời vô tình của cậu khi đó, anh lại nhớ kỹ.
Một lúc sau, Lâm Du nghe tiếng anh mình gọi nhỏ: “Lâm Du.”
“Vâng?”
“Em định ôm bao lâu nữa?”
Lâm Du chợt nhận ra tư thế hiện tại quá sát nhau, cậu trở mình lăn ra xa.
Két…
Cậu thắng gấp.
Rồi cứng người hỏi: “Mới rồi nó lắc hơi mạnh hả anh? Có sập không vậy?”
“Chắc không đâu.” Giọng Văn Chu Nghiêu ngậm ý cười, anh với tay kéo cánh tay Lâm Du mới thò ra vào lại trong chăn rồi nói: “Đừng có lăn nữa, anh không muốn nửa đêm lại phải dậy sửa giường cho em đâu.”
Lâm Du a một tiếng, thả lỏng vai nằm thẳng.
Căn phòng lặng thinh.
Văn Chu Nghiêu: “Sao lúc nãy lại ôm anh?”
Lâm Du chắp tay lên bụng, ngẩn người nhìn lên trần nhà, rồi nói: “Anh, em hỏi anh chuyện này nha.”
“Hỏi đi.”
“Nếu năm ấy anh không chuyển vào nhà, chỉ được bố mẹ em hỗ trợ đi học xong, rồi rời khỏi Kiến Kinh đến nơi khác từ rất sớm, sau này chúng ta thậm chí còn không gặp mặt nhau, anh có giúp em không? Rồi tại sao?”
Văn Chu Nghiêu: “Em hỏi cái gì vậy?”
Rồi có vẻ như anh nghiêm túc suy nghĩ về lời cậu nói, hỏi lại: “Ý em là giúp về mặt nào?”
Lâm Du: “Chết, suy bại, tàn phế, nói chung là… rất thất bại.”
Bản thân Lâm Du còn không hiểu nổi mình đặt giả thiết như thế để làm gì, Văn Chu Nghiêu không phải cậu cũng chẳng phải Tưởng Thế Trạch, anh hoàn toàn không nhớ gì thì làm sao trả lời cậu được.
Cậu ngẫm nghĩ rồi nói: “Em ví dụ vậy thôi, anh không trả lời cũng được.”
Có vẻ như Văn Chu Nghiêu rất không hài lòng với giả thiết của cậu, giọng anh lạnh hẳn đi.
“Chết suy bại tàn phế là sao? Tự trù bản thân đấy à?” Văn Chu Nghiêu lên tiếng, đồng thời một cánh tay anh vòng qua đầu Lâm Du véo tai bên kia của cậu.
Dường như cảm giác được Lâm Du run nhẹ vì bị véo tai nhưng không tránh, anh khựng lại vài giây rồi nói: “Có.”
Vẫn trả lời cho câu hỏi vừa rồi của cậu.
“Tại sao ạ?” Lâm Du hỏi.
Văn Chu Nghiêu ngẫm nghĩ, “Không nói tới giả thiết của em xuất phát từ cơ sở nào, đầu tiên nhà họ Lâm có ơn với anh, nữa là…”
“Nữa là gì?” Lâm Du thắc mắc.
Cậu ngóc đầu lên muốn nhìn Văn Chu Nghiêu, rồi qua bóng đêm, cậu nhận ra dường như anh cũng đang nhìn mình.
Sau đó cậu nghe anh nói: “Dù chúng ta chỉ từng gặp nhau khi còn nhỏ, nhưng có lẽ anh sẽ nhớ mãi hình ảnh của em.”
Đứa bé nho nhỏ như nắm tuyết được người lớn bế trên tay, có đôi mắt đẹp khôn tả, gặp ai cũng cười.
Có thể cậu sẽ không như hiện tại, không phải người có anh bên cạnh trông chừng từng ngày cậu lớn lên, có thể sẽ phản nghịch quậy phá, làm chuyện sốc nổi thiếu suy nghĩ.
Nhưng giả thiết của Lâm Du vẫn đâm thẳng vào đáy lòng Văn Chu Nghiêu.
Nếu những thứ ấy thật sự xảy đến với cậu, chỉ cần cậu là Lâm Du, chỉ nghĩ đến thôi Văn Chu Nghiêu cũng có cảm giác đau lòng.
Lâm Du cảm nhận được hơi ấm từ ngón tay anh, đồng thời cũng có cảm giác số phận đã được định sẵn, phải là thế này mới đúng.
Cậu nói: “Chứ gì nữa, từ nhỏ tới lớn em đều xinh xắn thế, ai mà quên được.”
Tay Văn Chu Nghiêu khựng lại, rũ mắt, “Bây giờ lại bắt đầu vô liêm sỉ đấy à?”
“Liêm sỉ có mài ra ăn được không?” Lâm Du nói.
Cậu nói xong lại dừng một lúc, lặng lẽ cọ vành tai vào ngón tay Văn Chu Nghiêu nói: “Trên thực tế, anh, vì người đó là anh.”
Vì là Văn Chu Nghiêu, nên mới có chuyện trả ơn.
Vì là anh, mới không màng đường xá xa xôi đến giải quyết công chuyện cho đứa em trai chẳng mấy khi qua lại.
Cũng vì anh là anh, Tưởng Thế Trạch mới có kết thúc như thế.
Tất cả đều như đã được định sẵn, Văn Chu Nghiêu kiếp trước nhất định sẽ trở thành sự ràng buộc và không nỡ buông của cậu kiếp này.
Giữa hai người vốn chẳng liên quan gì nhau, nhưng đã để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong mười năm vừa qua của cậu.
Nó còn hơn mọi loại quan hệ huyết thống và pháp lý, cũng vượt khỏi mọi chiều thời gian và không gian.
Thậm chí Lâm Du còn không biết phải hình dung như thế nào.
Là tình thân sao? Hình như không chỉ vậy.
Vậy là tình yêu ư? Dường như dù đời này không thể ở bên nhau bằng quan hệ người yêu thì cậu cũng không bận tâm.
Chỉ cần đúng người này là được rồi.
Chỉ cần là anh, dù chân trời góc bể, thân gieo chốn nào, biết anh ở đó, biết anh bình yên là đủ rồi.
“Đang nghĩ gì đó?” Văn Chu Nghiêu hỏi.
Lâm Du còn hơi lơ đãng, mở mồm nói nhăng nói cuội: “Cũng không có gì, bỗng dưng thấy như mình vừa thăng lên cảnh giới mới, đã thấy hết hồng trần thế gian, sẵn sàng xuất gia làm hòa thượng bất kỳ lúc nào.”
Cậu vừa nói xong thì bên ngoài khung cửa sổ đã im ắng được một khoảng khá lâu đột nhiên nổ sấm rát tai.
Làm cả cánh cửa sổ cũng run rẩy theo.
Rồi cậu nghe thấy tiếng Văn Chu Nghiêu nói rất bình thản: “Cả ông trời cũng không chịu nổi cái thói ăn nói quàng xiên của em. Tập trung ngủ đi.”
Lâm Du kéo chăn lên tới cằm, hành động thay cho lời nói.
Trong tối hôm đó câu cuối cùng Lâm Du nghe anh mình nói trước khi chìm vào giấc ngủ là: “Chuyện như thế sẽ không xảy ra, sau này đừng có đặt giả thiết như thế nữa.”
Lâm Du đáp lại anh trịnh trọng hiếm thấy.
Sáng hôm sau khi Lâm Du thức dậy Văn Chu Nghiêu đã chẳng còn trên giường nữa. Chiếc áo khoác cậu phơi hong dưới lầu tối qua được vắt trên đầu giường, không đoán cũng biết là anh cậu cầm lên.
Lâm Du bò dậy mặc đồ vào rồi đẩy cửa ra ngoài.
Ngọn núi hứng mưa cả đêm giờ se lạnh, làm người ta sảng khoái cả người.
Cậu vịn vào lan can tầng trên nhìn xuống, vừa khéo thấy Lâm Thước đã cởϊ áσ khoác đang chẻ củi trên bãi đất trống.
“Ôi chao, hiếm thấy làm sao, chăm chỉ thế.
Lâm Thước dừng tay ngửa đầu nhìn cậu, đảo mắt lườm rồi nói: “Còn đứng đó nói được, mau xuống giúp đi.”
Lâm Du cười, “Em thấy anh làm điêu luyện lắm mà, làm gì cần tới em.”
Lâm Thước kéo tay áo lên, để chiếc rìu trong tay xuống, nói với cậu: “Anh cả mới tới nơi em đã định hưởng thụ rồi đấy à? Anh nói cho em biết, một phần ba chỗ này để dành cho em đó, không chẻ hết không được ăn sáng!”
Cậu chàng vừa nói vừa chỉ đống củi còn quá nửa chưa chẻ.
Lâm Du lười nghe cậu chàng nói tầm xàm, cậu bước xuống lầu.
Vừa khéo gặp Văn Chu Nghiêu đang đi từ sau nhà lên với chú Hoàng.
“Dậy rồi hả?” Văn Chu Nghiêu liếc nhìn sắc mặt Lâm Du, nói: “Trong nồi có cháo trắng đó, cảm thì ăn đồ nhẹ bụng thôi.”
Lâm Du: “Em phải đi chẻ củi.”
Chân Văn Chu Nghiêu khựng lại, quay đầu: “Chẻ gì cơ?”
“Chẻ củi.” Lâm Du nhìn ra sân nói: “Anh hai mới nói á, không chẻ hết không được ăn!”
Cậu vừa dứt lời là tiếng ném rìu vang lên, ngay sau đó là tiếng Lâm Thước gào: “Lâm Du! Chú mày ấu trĩ vậy luôn? Còn mách lẻo nữa.”
Văn Chu Nghiêu vỗ ót Lâm Du, “Đừng có chọc ghẹo anh hai em nữa, hôm nào chọc nó cáu lên anh không gánh nổi em đâu.”
“Em rành tính anh ấy quá rồi.” Lâm Du nói.
Mấy năm nay cậu chàng làm cậu cười nhiều dữ lắm.
Ăn sáng xong chú Hoàng mới dẫn cả bọn lên núi Ngọc Dương.
Cả đi cả về chắc cũng đến chiều.
Chú Hoàng đi đầu dẫn đường, vừa cầm rựa chặt cành cây bên đường vừa nhắc: “Bây giờ ít người tới đây lắm, đường mòn bị cành gai lấp hết, trời mưa nên đường trơn nữa, cẩn thận chút nhé.”
Leo núi vốn chẳng phải chuyện nhẹ nhàng, đặc biệt là loại rừng sâu núi thẳm phương nam đúng nghĩa này.
Lâm Du đi trước Văn Chu Nghiêu, gặp chỗ khó đi Văn Chu Nghiêu đằng sau sẽ đẩy cậu, mà có thế thì Lâm Du cũng mệt bở hơi tai.
Lâm Hạo cũng chẳng khá khẩm hơn gì, hơn nữa mười phút trước cậu chàng mới ngã một cú, người toàn bùn.
Rêи ɾỉ suốt đường đi.
Lâm Du: “Trường học không đủ sáng sủa ư? Bóng rổ không vui ư? Bạn nữ trong trường không xinh xắn ư? Cho em cơ hội lựa chọn lại lần nữa, em thà sống luôn trong trường học tới già.”
“Đừng tấu hề nữa.” Lâm Du vỗ chát vào lưng cậu chàng, “Nhìn đường đi, có thích ngã nữa không.”
Nói chung, chuyến xuôi nam này rất mệt, chạy tới chạy lui vất vả bao nhiêu ngày.
Cả nhóm nghỉ chân ở lưng sườn núi.
Lâm Du nhìn căn nhà dưới chân núi, nhớ đến lời Lâm Bách Tòng nói. Thời đại này còn chưa có xe lửa nối liền nam bắc, vận chuyển gỗ từ đầu nguồn là cả một vấn đề lớn. Hơn nữa rất nhiều loại gỗ quý chỉ có ở phương nam, chỉ đi về thôi đã mất hai tháng, đúng là một rất tốn công tốn sức.
Lâm Du nhìn nhìn Văn Chu Nghiêu đang đứng uống nước bên cạnh. Động tác ngửa đầu làm từ đầu xuống xương quai xanh của anh nối liền thành đường thẳng. Cả người thường xuyên đi núi như chú Hoàng cũng đang thở dốc, chỉ mình anh trông như chẳng hề hấn gì.
“Em định nhập một lô đàn hương về.” Lâm Du chợt nói.
Lâm Hạo cũng đang uống nước phun ngay tại chỗ, quay đầu nhìn cậu nói: “Em nói em định nhập gì cơ?”
Lâm Du: “Em nói chuyến này về, em định nhập một lô đàn hương mang đi.”
“Em điên à!” Lâm Thước cũng nói.
Chỉ mình Văn Chu Nghiêu, anh thong thả vặn nắp chai, hỏi Lâm Du: “Quyết định từ bao giờ vậy?”
“Trên đường đến đã có dự định rồi.” Lâm Du đáp.
Lâm Thước: “Chuyến này bác cả bảo chúng ta đi xem hàng đã đặt, xác định chất lượng thời gian và số lượng, em tự ý tự quyền không sợ bác cả đánh gãy chân à? Mà em lấy đâu ra tiền?”
Lâm Du: “Yên tâm, có gãy cũng là chân em.”
“Anh cả!” Lâm Thước chuyển hướng sang Văn Chu Nghiêu, “Anh nói nó đi kìa!”
Tới bây giờ Lâm Thước vẫn nhớ rõ chuyện Lâm Du lấy trộm con dấu trong nhà rồi bị đánh. Hình như chẳng có chuyện gì trên đời mà cậu không dám làm. Nếu cậu đã nói vậy thì nghĩa là cậu thật sự có kế hoạch thực hiện.
Đây nào phải chuyện bọn họ có thể tự quyết định được.
Cả Lâm Hạo cũng nói: “Hàng nhà mình nhập mỗi năm luôn có quy định số lượng và hạn mức phân phối, em định nói sao với bác cả?”
Lâm Du: “Hàng của cá nhân em, không cần phải nói với nhà.”
“Cá nhân em…” Lâm Thước tròn mắt, nhìn nhóc con nhỏ nhất nhà họ Lâm, “Hàng của cá nhân em? Em lấy đâu ra tiền?”
Lại là vấn đề đầu tiên.
Văn Chu Nghiêu đột nhiên bật cười rồi nói: “Em nó có tiền.”
Lâm Du nhìn Văn Chu Nghiêu, “Anh xem cái hộp trên đầu giường em rồi à?”
Văn Chu Nghiêu: “Mỗi lần giấu tiền em hiên ngang thế, anh còn cần phải mở ra xem à?”
Cũng đúng, chuyện Lâm Du bắt đầu tích tiền từ rất lâu trước đây không hề giấu anh.
Tính đến hôm nay quỹ đen của cậu cũng kha khá rồi. Mấy năm nay Lâm Du rất có ý thức để dành tiền, từ tiền lì xì dịp lễ tết đến hoa hồng từ các tác phẩm cậu lục tục bán ra những năm qua.
Tuy phần nhiều nằm trong sổ sách của gia đình, nhưng phần riêng của cậu thì trước giờ Lâm Bách Tòng không hề bảo cậu nộp lên.
Chủ yếu là thấy cậu không có thói quen tiêu xài lung tung.
Lâm Du đang chờ thời cơ này đây, bây giờ cậu không thiếu đường đi, vốn liếng hay tay nghề, tất cả đều đã đến lúc chín muồi rồi. Cậu cần có tài sản riêng không dính líu đến nhà họ Lâm nhưng có thể chống đỡ cho nhà họ Lâm trong tương lai.
Xem như là đường lui, cũng là bảo hiểm.
Đàn hương là loại gỗ thích hợp làm đồ gia dụng cao cấp lẫn thủ công mỹ nghệ, tiền trong tay cậu thừa không thừa thiếu không thiếu.
Với tính cách trên thương trường của cậu kiếp trước, không chừng sẽ có không ít kế hoạch và đầu tư mạo hiểm.
Nhưng hiện tại cậu chỉ mong ổn định cho nên không hề gấp gáp. Ban đầu đi chuyến này cũng không có mục đích đó, nhưng nếu đã tới đây rồi thì lý nào không làm chứ.
Nhưng với bọn Lâm Thước thì hiển nhiên là bất ngờ, cuối cùng đành trông mong hết vào Văn Chu Nghiêu.
Rồi hai cậu chàng nghe anh cả nhà mình nói một câu như này: “Không đủ tiền có thể hỏi anh, trước khi em thành niên sẽ không thu lãi.”
Chương 39
Vô hình trung lời Văn Chu Nghiêu đã khiến Lâm Du vững lòng hơn rất nhiều. Cậu nhớ lại trước khi xuất phát anh đã nói, muốn làm gì cứ làm. Đương nhiên thật ra cậu không nghèo đến mức đó.
Cả nhóm ở lại trên núi cả một ngày để xử lý hết các nhiệm vụ Lâm Bách Tòng giao cho.
Lâm Du dùng thêm một ngày nữa để chọn cho xong vật liệu mà mình muốn. Tiền vận chuyển với tiền hàng, thêm cả quà mua cho người trong nhà, chuyến này Lâm Du đã tiêu gần hết quỹ đen rồi.
Tối hôm ấy cả bọn quay lại căn nhà trong huyện Mạo Sơn của chú Hoàng.
Lâm Du nằm trên giường cộng sổ.
“Tính xong chưa?” Văn Chu Nghiêu đi vào hỏi.
Anh vừa mới tắm xong, chỉ mặc một chiếc áo thun trắng.
Lâm Du ngóc lên, “Anh không lạnh à?” Nói rồi cậu thuận tay lật tấm chăn bên cạnh lên ra hiệu anh nằm vào.
Văn Chu Nghiêu đi tới ngồi bên mép giường. Lâm Du vừa nhìn anh cởi giày vừa hỏi: “Anh, anh có từng lo lắng không?”
Văn Chu Nghiêu lên giường ngồi cạnh Lâm Du, với tay lấy sổ sách trong tay cậu qua lật ra xem, sẵn miệng hỏi: “Lo lắng chuyện gì?”
“Thì đủ thứ chuyện, chẳng hạn như anh vừa học lớp mười hai vừa kiêm thêm quá chừng nghề tay trái, còn phải hỗ trợ chuyện trong nhà, chắc cũng phải có lúc thấy lo không xuể chứ?”
“Không có.”
Lâm Du: “…”
Được rồi, cậu biết là mình hỏi nhầm người mà.
Văn Chu Nghiêu nhanh chóng xem xong sổ sách trong tay rồi đưa mắt nhìn cậu, hỏi: “Sao thế? Căng thẳng à?”
“Cũng không phải.” Lâm Du đáp, “Chỉ là thấy không yên lòng, chắc là có nhiều thứ phải chuẩn bị quá.”
Từ năm tuổi đến nay, cậu dùng gần mười năm khiến mình trở thành thợ cả bé Du của nhà họ Lâm, sửa đổi vài thứ, đồng thời cũng không ngừng thay đổi bản thân. Bước đi ngày hôm nay xem như một lần mạo hiểm sau mấy năm cậu luôn ổn định từ tốn.
Một điều sớm muộn gì cũng phải làm, hơn nữa còn nhất định phải làm.
Cậu đã chuẩn bị tâm lý đầy đủ, cũng không phải hoàn toàn không có kinh nghiệm, nhưng cậu vẫn lo lắng.
Trên thực tế nỗi lo ấy vẫn theo cậu suốt mấy năm nay chưa hề tiêu tan, cũng là thứ đôn đốc thúc giục cậu không ngừng tiến tới, không được dừng bước.
Mỗi một quyết định của cậu đều như mở ra một lối rẽ mà chính bản thân cậu cũng không biết nó dẫn về đâu.
Cậu chỉ biết đích đến luôn là một.
Nhưng bắt đầu từ rất lâu trước đây, cậu đã tự nói với bản thân rằng sự sai lầm trong bất kỳ phán đoán hay quyết sách nào cũng có thể phải trải một cái giá không tưởng tượng nổi, cho nên cậu phải cẩn thận tuyệt đối.
Văn Chu Nghiêu cầm quyển sổ trong tay đánh đầu Lâm Du, nói thật nhẹ: “Đừng tự tạo cho bản thân áp lực lớn như thế, biết tại sao anh chưa từng lo lắng không?”
“Tại sao ạ?” Lâm Du hỏi.
Văn Chu Nghiêu gõ vào thái dương mình, “Vì đầu óc đủ xài.”
Lâm Du thấy có mùi bị chê liền lườm, “Ám chỉ em ngốc hả.”
Văn Chu Nghiêu chuyển sang gõ mặt cậu, sẳng giọng: “Ý anh là anh của em đủ thông minh rồi, nếu hôm nào đó em không muốn làm nữa cứ dừng lại cũng không sao.”
Lâm Du nhìn vào mắt Văn Chu Nghiêu, cuối cùng khẽ đáp một câu.
“Em biết.”
Chỉ cần là lời anh nói, Lâm Du hoàn toàn tin tưởng anh sẽ thực hiện đúng như thế.
Nhưng Lâm Du không nói ra, cậu không thể là Lâm Du đi tới đường cùng rồi chờ Văn Chu Nghiêu từ vạn dặm xa xôi chạy đến đoạn hậu như kiếp trước. Không phải Lâm Du đã giao trọn vận mệnh mười năm và mọi quyết định trong đời vào tay người khác rồi bị động chờ đợi ngày phán xử.
Kiếp này cậu phải là một thân cây.
Đóng giữ tại nơi gọi là nhà, tỏa cành kết tán khắp mười dặm vuông.
Cậu cần người tên Văn Chu Nghiêu ấy, dù có đi qua mưa nặng tuyết dày, cuối cùng vẫn dừng chân nơi cậu.
Anh nói, nếu em không muốn tiếp tục nữa thì cứ dừng lại cũng không sao.
“Anh.”
“Hửm?”
“Em sẽ cố gắng.”
“Em luôn như vậy mà Lâm Du.”
Sáu giờ sáng hôm sau cả bọn lên đường về nhà. Mùa này ngày ngắn đêm dài, lúc trời chưa sáng hẳn còn có mưa nhỏ.
Bọn họ phải bắt xe từ huyện Mạo Sơn vào nội thành để lên tàu lửa.
Chú Hoàng tìm giúp một chiếc xe hàng nhỏ có bạt che tiện cho cả bọn chất hết đống hành lý từ to tới nhỏ.
Trước khi xuất phát có một chuyện nhỏ.
Nhà hàng xóm cách vách với chú Hoàng có một cô con gái đang xin nghỉ về nhà thăm bà ngoại bệnh, vừa khéo về trường cùng lúc với bọn họ nên xin đi nhờ.
Xe lăn bánh rời xa dần núi non trùng điệp của huyện Mạo Sơn, bầu trời cũng chậm rãi sáng hẳn.
Lâm Du dậy sớm quá nên đang gối lên ba lô ngủ bù trong thùng xe phía sau.
Lâm Thước rủ Lâm Hạo với cô bé kia đánh bài cạnh đó, láo nháo đến độ làm Lâm Du tỉnh giấc.
“Tới đâu rồi?” Cậu hỏi.
Lâm Thước ném lá bài tủ ra, thuận miệng đáp: “Còn sớm lắm, phải chiều mới tới nơi.”
“Mình đi chuyến tàu mấy giờ vậy?” Lâm Du lại hỏi.
Lần này Văn Chu Nghiêu trả lời cậu: “Tám giờ tối.”
Lâm Du nhìn về phía Văn Chu Nghiêu đang ngồi cạnh cửa. anh gác một chân trên đuôi xe, chân kia cong gối, đang ngắm sợi dây chuyền thánh giá trong tay, chính là sợi cậu mua tặng anh trước đó. Tối qua cậu đã đưa anh.
Lâm Du bò qua, gác cằm lên đầu gối Văn Chu Nghiêu nhìn ra ngoài, ngáp dài rồi nhập nhèm hỏi anh: “Nếu còn chưa tới giờ lên tàu vậy hay mình hẹn tài xế Vu ra ăn cơm?”
“Không cần.” Văn Chu Nghiêu nói, “Lúc đến anh đã liên lạc với anh ấy rồi.”
Lâm Du à một tiếng, không cưỡng cầu.
Chuyện Tưởng Thế Trạch cũng là do anh ta báo cáo với Văn Chu Nghiêu, Lâm Du sợ ăn bữa cơm tự dưng lại nhắc đến rồi không yên được.
“Còn buồn ngủ không?” Văn Chu Nghiêu bóp bóp sau cổ cậu rồi hỏi.
Lâm Du thoải mái híp mắt, nói nửa thật nửa giả: “Chuyến này tiêu xài nhiều quá, em xót xa cho cái ví đã rỗng tuếch mà mất ngủ cả đêm.”
Văn Chu Nghiêu cười, “Đã bảo có thể cho em mượn mà.”
“Em sợ mang nợ mất nước.” Lâm Du nói.
Văn Chu Nghiêu nhướng mày, “Nhát gan thế? Anh còn chưa nói mức lãi mà.”
Lâm Thước ngồi cạnh mải mai: “Lâm Du, anh kể em nghe chuyện này, em tuyệt đối đừng lầm lỡ. Hồi năm trước anh mượn anh cả tí tiền mua đĩa phim điện ảnh bản kỉ niệm, năm nay lãi tăng hơn gấp đôi rồi. Có anh em nào mà tính lãi kiểu vậy không.”
Lâm Du đảo mắt, “Đừng có so em với anh.”
Lâm Thước tức hộc máu, xỉa: “Em tưởng em đặc biệt lắm à.”
Văn Chu Nghiêu bên cạnh chỉ cười không nói gì.
Lâm Du ngửa đầu nhìn anh, cậu cũng dở hơi, lại hỏi thật: “Giảm giá không anh?”
“Em muốn giảm bao nhiêu?” Văn Chu Nghiêu cụp mắt nhìn cậu.
Lâm Du ngãm nghĩ, “Ít nhiều gì cũng năm mươi phần trăm nhỉ.”
Văn Chu Nghiêu cười, “Năm mươi thì đáng gì, Tiểu Du luôn là đặc biệt mà.”
Lâm Du suýt cắn phải lưỡi, rồi cậu nghe tiếng Lâm Thước kêu gào: “Đúng rồi, Lâm Tiểu Du đương nhiên phải là đặc biệt rồi, đặc biệt thấy ghét ấy!”
Lâm Du lập tức thò chân đạp cậu chàng một cú.
“Hôm nay anh ngứa đòn đấy à?” Lâm Du nói rồi thấy cậu chàng liên tục giục con gái nhà người ta đánh tiếp liền nhíu mày nói: “Lâm Thước Lâm Hạo hai người một vừa hai phải thôi, con gái nhà người ta phải về trường để học đó. Hai người đừng có ở không đi dạy hư người ta.”
Cô bé kia cũng trạc tuổi Lâm Du, một thiếu nữ miền nam điển hình.
Da dẻ trắng trẻo, ánh mắt linh động, không ngại ngùng gì mấy, đi nhờ xe các bạn nam vẫn cười nói vui vẻ được.
Cô bé nghe Lâm Du nói vậy thì đỡ lời: “Đâu có gì, vốn tớ cũng biết chơi rồi mà, gϊếŧ thời gian thôi.”
“Nghe chưa?” Lâm Thước lại ngứa mồm, “Lo chuyện bao đồng.”
Lâm Du chỉ muốn tát cho cậu chàng vài cái.
Lâm Thước thấy cậu không nói gì, đầu nhảy số rồi xen mồm: “Lâm Du, không phải em thích con gái nhà người ta rồi mắc cỡ ngại nói đó chứ?”
Lâm Du sửng sốt, cô bé kia cũng ngây người.
Văn Chu Nghiêu quay đầu liếc nhìn Lâm Thước.
Lâm Thước không hề nhận ra bầu không khí không đúng lắm, vẫn nói tiếp: “Có gì đâu mà ngại, anh thấy bình thường em cũng không hay nói chuyện với con gái, cái này gọi là hữu duyên thiên lý năng tương ngộ đó.”
“Thôi anh im miệng đi!” Lâm Du ngắt lời cậu chàng, quay lại nói với cô bé kia: “Cứ kệ anh ấy, ảnh bị não đó.”
Cô nàng hoàn hồn lại, cười cười nói: “Có gì đâu, trong lớp tớ nhiều người yêu sớm lắm.” Nói xong mới nhận ra lời mình nói có hàm ý khác, cô bé lại vội giải thích: “Tớ không có ý nói mình cũng muốn yêu sớm đâu ha.”
“Tớ biết mà.” Lâm Du nói.
Lâm Du quay lại cảnh cáo Lâm Thước: “Anh còn nói điên nói khùng nữa em mách chú hai anh lại giở thói cũ ra đó.”
Lúc trước Lâm Thước yêu sớm với một cô bạn cấp hai, làm ầm ĩ từ trường về tới nhà, bị chú hai đuổi đánh tán loạn khắp sân.
Lâm Thước: “Chán em nhất luôn.”
Cậu chàng định tìm an ủi từ phía Văn Chu Nghiêu, dù sao thì so chuyện đào hoa trong nhà đâu ai hơn được Văn Chu Nghiêu.
Kết quả Lâm Thước nhận ra Văn Chu Nghiêu hoàn toàn không hề để ý đến bọn họ, chỉ dõi mắt nhìn ra ngoài, không biết đang nghĩ gì nữa.
Lâm Thước: “Anh cả.”
“Sao?” Văn Chu Nghiêu quay đầu.
Lâm Thước tò mò: “Bọn em đang nói chuyện Lâm Du yêu đương. Anh biết nó có đang thích ai không?”
Lâm Du nhìn Văn Chu Nghiêu ngay, vì trước mắt anh là người duy nhất trong nhà biết cậu căn bản không hề thích con gái.
Trong nhà họ Lâm đã có chú ba làm tiên phong, tới nay vẫn giấu tất cả mọi người, bao gồm cả bà cụ.
Đột nhiên tim Lâm Du đập rất nhanh.
Rồi cậu ngẩn ngơ nghe Văn Chu Nghiêu đáp: “Muốn bị đòn hả?”
Lâm Thước ngậm mồm ngay tắp lự.
Lâm Du lại thấy buồn cười.
Xu hướng tính dục luôn là một chủ đề rất nặng nề, ngay cả với Văn Chu Nghiêu mà trước mắt vẫn đang chứng thực, đây là nguyên do tuy Lâm Du thăm dò anh nhẹ nhàng một vài lần nhưng vẫn chưa khi nào tìm tòi vào sâu.
Cậu đã từng phải trả cái giá khi công khai, hiện tại lại đang là thời điểm mấu chốt mà Văn Chu Nghiêu học mười hai còn cậu mới khởi nghiệp.
Có những thứ không đào sâu mới là kết quả tốt nhất.
Năm giờ chiều cả nhóm vào đến nội thành, cách giờ tàu chạy còn sớm, bọn họ đưa cô bạn đi nhờ về trường trước.
Lúc xuống xe, đột nhiên cô bé xin cách liên lạc với Lâm Du.
Trong tiếng kêu gào quang quác của Lâm Thước Lâm Hạo bên cạnh, cô bé hiên ngang nói: “Cũng không có ý gì khác, chỉ là tớ nghe nói đề thi thử tốt nghiệp cấp hai miền bắc các cậu sát với đề thi thật nhất cả nước. Tớ chỉ định đến đó nếu có gì không hiểu thì hỏi cậu chút thôi.”
Đương nhiên Lâm Du không từ chối.
Khi cô bé vừa đi là Lâm Hạo nói ngay: “Chắc chắc ẻm có ý với em!”
“Nói thừa thế nhỉ.” Lâm Thước tiếp lời, “Căn cứ theo kinh nghiệm của anh mày, giao lưu học hành là giả, thăm dò thái độ của em mới là thật. Lâm Du, phải chớp lấy thời cơ, nhà họ Lâm không có người hèn nhát.”
Lâm Du cáu cái đề tài vo ve mãi bên tai như ruồi nhặng này quá rồi, lườm cho một cái rồi tự gom đồ xuống xe, nói với Văn Chu Nghiêu đi bên ạnh: “Anh, đói rồi, ăn cơm đi.”
“Muốn ăn gì?” Văn Chu Nghiêu hỏi.
“Ê nè nói nghiêm túc đó.” Hai người phía sau đuổi theo. Lâm Thước chạy tới cạnh Văn Chu Nghiêu, “Chuyện đó bình thường mà, thời đại nào rồi. Anh cả, anh phản đối thật ạ?”
Mấy anh em đi qua đám đông đến trước cửa một quán cơm gia đình.
Văn Chu Nghiêu đi đầu bước vào trong, vừa đi vừa nói: “Chứ không thì sao?”
“Tại sao?” Lâm Thước thắc mắc, “Em còn tưởng trước giờ anh chỉ nói miệng thế thôi.”
Dù Lâm Du được gia đình ngầm xác định sẽ là người tiếp quản nhà họ Lâm từ đầu, nhưng bản thân cậu cũng đủ xuất sắc, tài năng rõ như ban ngày.
Về mặt học tập trong nhà không có yêu cầu đặc biệt gì, trưởng bối nói còn đi học cấm yêu đương, nhưng cũng đâu có cứng nhắc tới vậy.
Trọng điểm là mấy chính các anh em Lâm Bách Tòng cũng gặp vợ mình từ khi còn rất trẻ.
Bản thân Lâm Thước còn chưa ổn định đã vạch kế hoạch hộ Lâm Du.
“Em thấy nó chắc cũng sẽ không quen nhiều người lắm đâu, giờ bắt đầu yêu, thành niên tiếp quản gia nghiệp, sự nghiệp ổn định, tới tuổi hợp pháp rồi là chốt hạ, hoàn mỹ.”
Văn Chu Nghiêu liếc mắt nhìn Lâm Du đang ngửa đầu nhìn tờ rơi quảng cáo đứng trong bóng tối trước cửa quán.
Cuối cùng anh nói với Lâm Thước: “Em thì anh lười quản, nhưng muốn quản em ấy thì chưa tới lượt em đâu.”
Lâm Thước ngơ ra một lúc rồi hỏi Lâm Hạo đi phía trước: “Mày có thấy có gì là lạ không?”
“Có gì lạ?” Lâm Hạo hoang mang.
Lâm Thước: “Khó tả ghê, hình như chỗ nào cũng lạ lắm, chả hiểu.”
Chương 40
Ngày về đến Kiến Kinh là một ngày nắng ấm hiếm hoi giữa mùa đông, từ lúc xuống tàu lửa đến khi về tới đường Thịnh Trường, mãi tới lúc qua cổng nhà, Lâm Du vẫn không hề nhận ra bất kì vấn đề gì.
Cho đến lúc cậu vừa bước được nửa bàn chân qua ngạch cửa thì bỗng nghe thấy tiếng quát: “Thằng oắt con!”
Trước mặt là Lâm Bách Tòng đang hùng hổ sải bước tới với cây roi mây trong tay.
Lâm Du nhận ra sự chẳng lành, lập tức đánh một vòng về sau lưng Văn Chu Nghiêu.
Cậu hỏi nhỏ: “Có ai biết chuyện gì không?”
Mặt Lâm Thước với Lâm Hạo cũng tái mét, nhờ ơn nỗi ám ảnh ngày thơ ấu lớn lên dưới roi vọt của Lâm Bách Tòng cả, giờ làm gì hai cậu chàng còn hơi sức để ý tới cậu, mồm nói vội: “Ai biết gì đâu, còn đang định hỏi em đây.”
Trong lúc nói chuyện Lâm Bách Tòng đã tới trước mặt rồi.
“Lâm Du con đứng ra đây cho bố!” Chú nói.
Lâm Du biết ngay trăm phần trăm là nhắm vào mình rồi. Thật ra Lâm Bách Tòng không phải người thích dùng đòn roi, tuy cách chú dạy dỗ con cháu rất nghiêm khắc nhưng suốt bao năm nay cũng chỉ xuống tay với Lâm Du đúng một lần khi cậu trộm con dấu.
Lâm Du nhìn thấy thứ trong tay Lâm Bách Tòng qua vai Văn Chu Nghiêu, cậu rón rén giơ tay lên, lên tiếng: “Bố, bọn con mới tàu xe mệt nhọc đường xá xa xôi, bố làm gì vậy?”
“Lại còn nấp sau lưng anh cả à?” Lâm Bách Tòng cầm roi mây chỉ vào cậu, quát: “Ra đây!”
Lâm Du cụng đầu vào ót Văn Chu Nghiêu, đã đầu hàng, miệng lầm bầm: “Em còn tưởng cũng vài ngày nữa mới biết chứ, anh, em tiêu rồi.”
Trong giọng Văn Chu Nghiêu có ý cười, anh bảo: “Đi đi, mấy roi là xong.”
“Quá đáng lắm nha.” Lâm Du ngẩng đầu lên nói nhỏ bên tai anh.
Lâm Bách Tòng đối diện lại rống: “Lâm Du! Con còn lẩm bẩm cái gì đấy hả, không nghe bố nói à?!”
“Dạ có nghe.” Lâm Du dài giọng, thở dài rồi bước ra.
Cậu nhích tới vài bước, cụp mắt, “Bố.”
“Còn biết gọi bố là bố à?” Lâm Bách Tòng nói, “Lô hàng con đưa về chất trong kho là sao hả?”
“Thì là vậy đó.” Lâm Du lại còn có tâm trạng ngẩng lên hỏi: “Con mới về tới tức thì còn chưa vào cửa nữa, sao bố biết vậy?”
Hiển nhiên Lâm Bách Tòng bị cậu làm tức mụ đầu rồi, giọng liên tục cất cao: “Con còn dám hỏi, chuyện lớn như vậy không lẽ bố không biết tin? Tự tiện quyết định, Lâm Du càng lúc con càng to gan nhỉ!”
Lâm Bách Tòng nói rồi lại chuyển hướng sang Lâm Thước và Lâm Hạo bên cạnh: “Cả mấy đứa nữa, được bao tuổi rồi, hả? Bác bảo mấy đứa trông chừng học hỏi nhau trên đường đi, nó làm xằng làm bậy, mấy đứa làm anh chỉ trơ mắt ra nhìn thôi à?”
Lâm Thước và Lâm Hạo bị mắng cúi gằm đầu.
Cuối cùng Lâm Hạo đẩy mũi giáo về phía Văn Chu Nghiêu, lầm bầm: “Anh cả cũng đồng ý mà bác.”
Thấy liên lụy đến Văn Chu Nghiêu, Lâm Du lập tức trừng mắt với Lâm Hạo.
Cậu quay sang nói với Lâm Bách Tòng: “Bố, đây là ý của một mình con. Bố biết anh cả không quản được con mà. Mà anh ấy đến muộn thế, con đã đánh tiếng với người ta từ trước rồi, anh ấy cản cũng vô dụng.”
“Còn già mồm à!”
Lâm Bách Tòng giơ tay định đánh cậu.
“Chú Lâm.” Văn Chu Nghiêu lên tiếng: “Con đồng ý mà.”
Lâm Bách Tòng nhíu mày: “Chu Nghiêu con…”
Văn Chu Nghiêu đi tới cạnh Lâm Du, vỗ vai cậu rồi mới quay lại nói với Lâm Bách Tòng: “Chú Lâm, chú biết em ấy sẽ không làm bậy mà.”
Anh chỉ nói đúng một câu này.
Lâm Bách Tòng im lặng rất lâu rồi cuối cùng cũng hạ bàn tay giơ cao xuống.
“Nói ra lý do của con xem.” Chú nói với Lâm Du.
Lâm Du nhìn nhìn Văn Chu Nghiêu rồi nhìn nhìn Lâm Bách Tòng, bắt đầu nói: “Bố, con muốn tiếp quản cửa hàng đồ gia dụng.”
Lâm Bách Tòng ngẩng phắt lên nhìn cậu: “Con nói lại lần nữa xem.”
“Con nói là, con muốn tiếp quản cửa hàng đồ gia dụng.”
Lâm Bách Tòng nhìn vào đôi mắt nghiêm túc của Lâm Du, hít sâu mấy hơi, quyết định nói chuyện tử tế với cậu, “Lâm Du, mấy năm nay bố tự tháy mình không hề quản thúc con quá đáng, yêu cầu dành cho con cũng chỉ có học nghề gia truyền cho tử tế. Con làm rất tốt, điểm này bố rất công nhận, cũng rất vui mừng. Nhưng không thể vì những năm qua xuôi chèo mát mái mà con cho rằng chuyện gì cũng dễ dàng được. Bố nghĩ hẳn con nghe tin cửa hàng đồ gia dụng có chuyện nên mới có suy nghĩ này đúng không. Chuyện này không dễ dàng gì đâu, bố sẽ không đồng ý.”
Lâm Du: “Bố, đúng là sau khi nghe tin của cửa hàng đồ gia dụng con mới có ý định này, nhưng cũng không thể nói là chưa từng có suy nghĩ đó. Con cũng có điều mình muốn làm. Cửa hàng đồ gia dụng chưa từng là mục đích của con.”
Lâm Bách Tòng ồ một tiếng, “Mạnh miệng gớm nhỉ, thì ra con nói tiếp quản chỉ là sẵn tiện thôi à?”
“Nói vậy cũng được ạ.” Lâm Du gật đầu.
Lâm Bách Tòng lại ra vẻ như định đánh cậu, “Oắt con, đánh con bây giờ có tin không?”
“Ba năm!” Lâm Du lên tiếng, cậu nhìn thẳng vào Lâm Bách Tòng nói thật nghiêm túc: “Bố, cho con thời gian ba năm, dù con thực hiện như thế nào nếu thành thì là con trai út nhà họ Lâm có năng lực, phía sau vĩnh viễn có họ Lâm. Nếu không thành, cũng tuyệt đối không liên lụy nửa phần đến nhà mình.”
“Lâm Du!” Đây là thời khắc Lâm Bách Tòng giận dữ nhất đúng nghĩa từ khi cậu bước chân vào cửa.
Ngay sau đó là cây roi mây vụt tới, “Rút lại lời vừa nói cho bố!”
Lâm Bách Tòng trong cơn thịnh nộ hoàn toàn không nương tay. Tuy chỉ một roi và nhắm vào cánh tay Lâm Du, nhưng ngọn roi cong lại quất vào cổ lên thẳng tới cằm cậu.
Lâm Du đứng yên không tránh né, lập tức khảm một đường đỏ sưng tấy.
Vừa thấy chú đánh thật là Lâm Thước với Lâm Hạo nhào tới, một trái một phải giữ hai cánh tay Lâm Bách Tòng.
Lâm Thước: “Bác cả, đừng giận mà đừng giận nha.”
Lâm Hạo nói với Lâm Du: “Lâm Du, mau xin lỗi đi.”
Hiện tại Lâm Du đang bị Văn Chu Nghiêu giữ cằm kiểm tra vết roi, cậu nắm cổ tay Văn Chu Nghiêu ý bảo mình không sao.
Lâm Bách Tòng: “Chu Nghiêu, con mặc nó! Con xem nó nói có phải tiếng người không?!”
Ngón tay cái Văn Chu Nghiêu vuốt qua sát cạnh dấu đỏ trên cằm cậu, rồi anh vỗ đầu Lâm Du nói: “Câu vừa rồi bị đánh cũng không oan đâu, không liên lụy đến nhà mình là sao hả, em đang cố ý chọc giận chú Lâm chứ còn gì.”
Lâm Du há mở miệng định nói vài lần, cuối cùng cậu nói với Lâm Bách Tòng: “Bố, thật ra con không có ý đó.”
“Tôi thấy anh giỏi rồi! Không muốn nhận cái nhà này nữa đúng không?”
Đây mới thật sự là đâm vào tim Lâm Du, cậu sững người một chốc rồi bước tới trước mặt Lâm Bách Tòng.
Cậu nhìn thái dương đã dần điểm bạc của Lâm Bách Tòng, cười cười rồi nói: “Bố, bố xem con sắp cao bằng bố rồi.”
Lâm Bách Tòng cũng bị câu nói đột ngột của cậu làm sửng sốt, nhưng lập tức hừ lạnh. “Cao cái thân thôi thì được gì, hành xử tùy tiện không khác gì lúc bốn năm tuổi.”
“Con biết lần này không bàn bạc với gia đình trước là không đúng.” Lâm Du nói, “Nhưng con có lòng tin với bản thân. Ba năm, bố, bố cho con ba năm. Nếu thất bại, con bảo đảm sau này không làm ẩu nữa.”
Lâm Bách Tòng nhìn đứa con trai trước mặt.
Nhìn đứa con trai như ngay hôm qua chỉ vừa ra đời, bế trong tay nhỏ xíu, còn nhõng nhẽo với mình, chớp mắt đã lớn đến thế này rồi.
Sao chú lại không hiểu con mình cho được.
Từ nhỏ đến lớn, trông ngoan nhất là cậu, trên thực tế không nghe lời nhất cũng là cậu.
Thôi vậy.
Lâm Bách Tòng nói: “Ba năm, chỉ cho con ba năm, bố xem thử con sẽ làm được gì.”
Lâm Du sững người chốc lát rồi cười, “Cảm ơn bố.”
“Được rồi được rồi.” Lâm Bách Tòng phẩy tay, “Giải tán đi, về cất đồ rồi chờ ăn cơm. Mẹ với bà nội con nhắc mãi thôi.”
Lâm Bách Tòng nói xong là quay đầu đi, được hai bước bỗng dừng chân.
Hơi nghiêng đầu lại nói: “Tự bôi thuốc vào.”
Lâm Du: “Con biết rồi bố.”
Lâm Du nhìn theo bóng Lâm Bách Tòng biến mất sau cửa hông, cậu đứng trong sân, mãi chưa nhúc nhích.
“Đi thôi.” Văn Chu Nghiêu đứng cạnh nhắc.
Lâm Du nói: “Anh, anh tin em đúng không?”
Văn Chu Nghiêu: “Nếu không tin thì lúc ở huyện Mạo Sơn em không mua nổi vật liệu đâu, rõ chưa?”
Lâm Du liếc mắt về, nhướng mày nhìn Văn Chu Nghiêu, “Cũng đâu cần thẳng thừng thế.”
Văn Chu Nghiêu vỗ ót cậu.
“Đi thôi.”
“Dạ.”
Lâm Du theo sau Văn Chu Nghiêu, thầm nghĩ, bản thân cậu tin tưởng, Văn Chu Nghiêu tin tưởng, vậy là được rồi.
Chưa từng là xuôi chèo mát mái, cậu có mưu tính sẵn từ trước.
Cuộc đời này, cậu phải đi con đường khác kiếp trước.
Vừa về tới đã bị đánh, tuy đã chuẩn bị tâm lý trước nhưng ít nhiều gì Lâm Du cũng thấy hơi mất mặt.
“Bố già nặng tay ghê.” Lâm Du ngồi cạnh bàn trong phòng, cầm cái gương ngửa cổ nghắm nghía, còn nói: “Lên trên chút nữa là tới mặt luôn rồi.”
“Đừng có sờ tay vào.” Văn Chu Nghiêu đẩy tay cậu ra, liếc cậu rồi nói: “Sao hả? Lo cho nhan sắc thế?”
“Ai mà không lo hả anh.” Lâm Du vén tóc kéo cổ áo ra để nhìn ra sau, rồi tay cậu bỗng khựng lại, nhìn Văn Chu Nghiêu đang vắt khăn trong chậu đồng, bảo: “Chủ yếu là tại anh đẹp trai quá, em mà hủy dung thì chịu sao nổi cảnh sau này ra cửa, người ta nói, hai anh em này một đẹp một xấu nhỉ.”
“Vốn đâu phải ruột thịt, đứa xấu đứa đẹp bình thường mà.”
“Anh trù em đó hả.” Lâm Du nói, “Chỉ mong cho em xấu xí chứ gì.”
Văn Chu Nghiêu giũ khăn, trùm thẳng lên cả mặt cậu, nói: “Lại tới cơn nữa hả? Nói quàng nói xiên còn nói nhiều.”
Lâm Du tự kéo khăn xuống, vừa lau tay vừa nói: “Rõ ràng vấn đề là anh, trên bản chất em đâu phải người nói nhiều, gặp người anh kiệm lời từ nhỏ như anh, em cũng hết cách.”
Văn Chu Nghiêu không thèm trả lời cậu, biết cậu cũng khó chịu vì cuộc đối thoại với Lâm Bách Tòng khi vừa vào cửa.
“Ngước lên.” Văn Chu Nghiêu nói rồi nhấc cằm Lâm Du.
Anh ngồi xuống ghế trước mặt Lâm Du, cầm tăm bông đã quệt thuốc cúi đầu bôi cho cậu.
Cuối cùng Lâm Du cũng thôi già mồm với anh, ngửa đầu ra cho anh bôi thuốc.
Dấu đỏ giờ không sưng nữa, đã xẹp liền vào da, rướm máu li ti.
Từ nhỏ da Lâm Du đã mỏng, lớn vẫn như lúc nhỏ, cùng một vết thương, khảm trên người cậu trông sẽ nghiêm trọng hơn người khác một chút.
Văn Chu Nghiêu hơi cau mày, bôi hết trên cổ rồi bảo: “Đưa tay ra.”
Lâm Du vẫn ngửa đầu, nghe vậy liền xòe tay với anh.
Mãi không thấy gì, liền nghiêng đầu nhìn về phía anh, phát hiện anh đang nhìn mình chằm chằm.
“Sao dị?” Lâm Du hỏi.
Văn Chu Nghiêu nhắm mắt lại, cố gắng nhẫn nhịn, “Lại ngu ngơ gì thế hả? Anh bảo em rút tay ra khỏi tay áo, vết thương của em nằm trên bắp tay với sau vai, như thế sao anh bôi thuốc được?