Biên Hoang Truyền Thuyết
Các tình yêu đang xem truyện online miễn phí Biên Hoang Truyền Thuyết tại dưa leo truyện
Bối cảnh của truyện là vào thời Đông Tấn (317-420)
Loạn bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Hàng loạt tông thất có thế lực và tài năng bị giết, khiến hoàng tộc khủng hoảng nhân sự không có người phò trợ. Chiến tranh xảy ra khiến nhiều vùng bị tàn phá. Các bộ tộc ngoại vi thừa cơ xâm nhập và làm loạn Trung Hoa.
Do khủng hoảng nhân sự, các vị vương nhà Tấn phải dùng tới các tướng sĩ người “Hồ” và họ nhân đó phát triển thế lực. Một bộ tướng của Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (tham chiến bát vương) là Lưu Uyên[1] đã lớn mạnh trong lúc các sứ quân họ Tư Mã giết hại lẫn nhau. Khi loạn bát vương chấm dứt, Tư Mã Dĩnh đã bị giết; trong 8 vương chỉ còn lại Đông Hải vương Tư Mã Việt nắm quyền trong triều.
Lưu Uyên phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nhà Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn. Trước khi Lưu Uyên nổi dậy, Lý Đặc, Lý Hùng ở Tây Thục đã nổi lên chống Tấn từ năm 302, cát cứ Tây Xuyên mà nhà Tấn không còn khả năng quản lý. Tháng 11 năm 306, Huệ Đế Tư Mã Trung bị giết, Hoài Đế Tư Mã Xí được lập lên thay. Nhà Tấn không dẹp nổi sự làm loạn của các ngoại tộc người Hồ tràn lan khắp trung nguyên.
Năm 310, Lưu Uyên chết, con là Vũ Đế Lưu Thông lên thay. Năm 311, Thông tấn công kinh thành Lạc Dương, bắt sống Tấn Hoài Đế và nhiều triều thần nhà Tấn. Trong cuộc tấn công của Lưu Thông, quân Tấn thất bại nhanh chóng do không đủ mạnh và các sứ quân nhà Tấn đều chỉ nhân loạn lạc để phát triển cơ đồ riêng, không có bụng cứu vua. Vua Tấn bị bắt nhưng vẫn không ai lập vua thay để có chính lệnh điều khiển “thiên hạ” cứu vãn tình thế. Mãi tới năm 313, nghe tin Hoài đế bị Lưu Thông giết hại, một bộ phận triều thần lập Tư Mã Nghiệp lên nối ngôi ở Tràng An, tức là Tấn Mẫn Đế. Năm 316, Lưu Thông lại đánh chiếm Tràng An bắt sống Mẫn Đế. Tấn Mẫn Đế làm tù binh rồi bị Lưu Thông giết chết. Nhà Tây Tấn diệt vong. Tồn tại từ năm 265 đến năm 316
Trong lúc ấy thân thuộc nhà Tấn bỏ chạy từ phía bắc về phía nam và tái lập nhà Tấn ở thành Kiến Khang, nằm ở phía đông nam Lạc Dương và Trường An, gần Nam Kinh ngày nay, dưới quyền Lang Nha Vương (琅邪王) Tư Mã Tuấn. Các họ lớn ở đó gồm có Chu 朱, Cam, Lữ, Cổ, Chu 周 ủng hộ Lang Nha Vương tự phong làm vua, tức là Nguyên Đế của triều Đông Tấn (東晉, 317-420) khi tin tức về việc Trường An thất thủ bay tới phương nam. Bởi vì các vị vua triều Đông Tấn thuộc dòng dõi Lang Nha vương, vốn là chi dưới trong họ Tư Mã, các nước Ngũ Hồ đối nghịch không công nhận tính chính thống của nó và lúc ấy họ gọi Tấn là “Lang Nha”.
Chính quyền Đông Tấn quân phiệt và đầy mâu thuẫn tồn tại 104 năm. Trong thời kỳ đầu, chính lệnh ở miền bắc đã mất nhưng một số tướng lĩnh giữ thành phía bắc vẫn theo nhà Đông Tấn mà chống Ngũ Hồ như Lưu Côn, Lý Củ, Vương Tuấn. Trong khi đó ở miền nam, trong số các tướng lĩnh, một số người cũng muốn bắc phạt để dẹp loạn Ngũ Hồ (điển hình là Tổ Địch), nhưng vì nội bộ luôn chứa đựng mâu thuẫn nên không thể tiến hành chính sách bắc phạt trường kỳ, do các tướng lĩnh địa phương gây loạn, điển hình là hai cuộc nổi loạn Vương Đôn và Tô Tuấn. Do không có sự phối hợp đủ mạnh của miền nam, các thành phía bắc dần dần bị cô lập và cuối cùng bị quân Ngũ Hồ đánh chiếm. Có mấy lần Đông Tấn có cơ hội bắc phạt tốt, như lúc Hán Triệu bị quyền thần Lặc Chuẩn tiêu diệt (319) hay nhà Hậu Triệu bị Nhiễm Mẫn tàn phá (350) nhưng vì nội bộ lục đục nên Đông Tấn không thể làm cuộc “trung hưng”…