Skip to main content
logo-truyenbiz.net
Dưa leo tr Hài Hước Tôi Làm Bảo Mẫu Cho Chồng Tương Lai Chương 4: 4: Đánh Nhau Với Đồng Nghiệp

Chương 4: 4: Đánh Nhau Với Đồng Nghiệp

8:31 sáng – 09/09/2024

Bạn đang đọc truyện online miễn phí Chương 4: 4: Đánh Nhau Với Đồng Nghiệp tại dưa leo tr


Chừng mười phút trôi qua, Tầm Phương vẫn chưa hết sợ hãi.

Điện thoại lại vang lên lần nữa, người gọi đến là Thanh Vân, cô bạn Tầm Phương quen khi còn làm trong quán rượu.
Vừa nhận cuộc gọi, cô bạn bên kia đầu dây đã ríu rít như đứa trẻ.
“Alo Phương à? Dạo gần đây làm gì thế? Có nhớ mình không? Huhu nhớ bạn quá đi!”
Tầm Phương ngồi dậy phủi sạch bụi đất trên quần áo, một mình bước trong đêm tối tĩnh lặng, âm thanh duy nhất phát ra chính là tiếng nói của cô bạn Thanh Vân.
Không nghe Tầm Phương đáp lời mình, Thanh Vân giở giọng hờn dỗi.
“Lại bơ mình à? Dỗi rồi, chúng ta nghỉ chơi một tiếng đồng hồ.”
Tầm Phương phì cười, Thanh Vân chính là nốt cao trong cuộc sống tẻ nhạt của cô.

Đôi lúc ngẫm nghĩ, nếu không có Thanh Vân cuộc đời mình sẽ u buồn đến nhường nào?
Tầm Phương dỗ dành: “Ôi thương nè! Cục cưng không được giận nhé! Để ngày mai Phương qua mua kem cho cục cưng nhe.”
Trong điện thoại phát ra tiếng cười khúc khích, Thanh Vân nói: “Vậy còn được.” Dừng lại vài giây cô bạn à lên: “Tí nữa thì quên, cậu đang tìm việc đúng không? Một người bạn của mình có bà dì làm quản gia nói bà chủ đang tìm gia sư cho con gái, cô bé vừa lên lớp hai.

Vừa nghe mình đã nghĩ đến cậu đầu tiên.”
“Cảm ơn nhé! Lần sau mình sẽ mời cậu một bữa.”
“Haizz đừng khách sáo, có tin gì mới mình sẽ báo cậu ngay.”
Tầm Phương dập máy đứng nhìn màn hình điện thoại rất lâu, đến khi nó tối đen mới lưu luyến bỏ vào túi áo.


Gia cảnh của Thanh Vân không khá giả hơn cô là bao, phải nuôi ông nội tám mươi tuổi, hiện tại đang giúp việc cho một gia đình nào đó.

Trong khi bản thân đang bấp bênh vẫn có thể lo lắng cho người khác, Tầm Phương không biết nên gọi Thanh Vân là lương thiện hay ngu ngốc đây.
Từ sau khi gia đình phá sản, những người bạn thân thiết trước kia đều đồng loạt quay lưng với cô, kể từ đó Tầm Phương cũng chẳng thiết tha hai từ bạn bè.

Vậy nhưng, Đồng Song và Thanh Vân đã cho cô biết thế nào gọi là hoạn nạn mới thấy chân tình.

Lòng tốt của hai người đó, Tầm Phương không biết lấy gì đền đáp?
Cô dừng trước căn nhà một tầng một trệt, căn nhà đã khá cũ, lớp sơn bong tróc một mảng lớn.

Lầu hai không bật đèn, chỉ có ánh đèn vàng nhạt từ lầu trệt chiếu sáng sân trước.

Tầm Phương mở cửa đi vào, ánh đèn vàng đậu trên vai cô làm bừng sáng gương mặt.

Cô cất giọng gọi:
“Mẹ ơi con về rồi!”
Không ai trả lời, Tầm Phương lại gọi:
“Mẹ! Nhân à, chị về rồi! Hoàng Nhân!”
Hoàng Nhân là em trai cùng mẹ khác cha của cô, cậu bé vừa tròn sáu tuổi.

Hoạt bát lanh lợi nên được lòng nhiều người quanh xóm, Tầm Phương không ghét cậu bé, trái lại cô dành rất nhiều tình thương lên đứa em trai nhỏ.

Nếu là ngày thường chỉ cần Tầm Phương vừa về đến cổng, cậu bé sẽ chạy ra mừng chị về.

Sự im lặng bất thường này khiến Tầm Phương lo lắng.
Ngay lúc cô sắp cất tiếng gọi lần thứ ba, ngoài sân xuất hiện người phụ nữ trung niên.

Tầm Phương nheo mắt nhìn, là dì Minh hàng xóm.
“Sao bây giờ con còn ở đây? Không vào bệnh viện à?”
“Bệnh viện sao ạ?”
Nhắc đến hai từ này, Tầm Phương bỗng rùng mình, cô nghe dì Minh nói tiếp.
“Không biết gây gổ với ai, mẹ con té gãy chân đang trong bệnh viện rồi.

Em trai con thì ngủ ở nhà dì.”
Tầm Phương thở hắt ra, cô nói mấy câu với dì Minh, đại khái nhờ dì chăm sóc Hoàng Nhân, sau đó chạy nhanh đến bệnh viện.


Tại Hoa Tâm, nơi được gọi là bệnh viện giỏi nhất nước, với trang thiết bị tân tiến và đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, từ lâu đã trở thành nơi được bệnh nhân và người nhà gửi gắm niềm hy vọng.
Tầm Phương theo y tá tiến vào phòng bệnh số 25, đập vào mắt cô là gương mặt nhăn nhó và cái chân bó bột của mẹ mình.

Vừa thấy Tầm Phương đến, mẹ bèn gào khóc.
“Ôi con gái tôi đến rồi, sao con đến trễ vậy con?”
Tầm Phương mệt mỏi đứng cạnh giường bệnh, thản nhiên đáp;
“Con vừa hay tin đã vội chạy đến đây.

Mẹ sao rồi? Đánh nhau với ai mà ra nông nỗi này?”
“Với con mụ chung chỗ mẹ làm.”
“Sao mẹ đánh người ta?”
“Ai kêu nó giành khách với mẹ làm chi.”
Tầm Phương kéo ghế ngồi xuống, bụng cô kêu ọc ọc, hai chân như sắp rụng rời khỏi cơ thể.

Cô duy trì tỉnh táo, nhẹ giọng khuyên bảo.
“Mẹ đừng gây sự với đồng nghiệp nữa, thêm một người bạn chi bằng bớt một kẻ thù.

Khách không gọi mẹ thì sao có thể xem là cướp chứ.”
Bà đang làm tại một trung tâm mát xa bấm huyệt, công việc tuy không quá vất vả nhưng tính cạnh tranh rất cao.

Tầm Phương biết sau khi phá sản bà là người thiệt thòi nhiều nhất, vì vậy mọi gánh nặng cô đều giành về mình, nhằm để bà dễ thở.

Thế mà hết lần này đến lần khác mẹ làm cô đau đầu, hôm nay là gãy chân, không biết ngày mai là chuyện khủng khiếp gì nữa?
Hai mắt mẹ ngấn lệ, bà cầm gối đập vào người Tầm Phương, gào lên như đứa trẻ.

“Sao con lại trách mẹ? Bộ mẹ muốn như thế hả? Là tại cha con, nếu không phải ông ấy nghe lời bạn xấu mang hết tài sản đi đầu tư thì bây giờ mẹ không phải vất vả như vậy rồi.”
Bà nằm xuống giường, cánh tay đặt trên đôi mắt đẫm lệ.

Tầm Phương nhặt gối nằm ôm vào lòng, cô có cảm giác hoa mắt chóng mặt, toàn thân có thể đổ gục bất cứ lúc nào.

Đúng vậy, mẹ không hề muốn sống thế này, bà đã quen nhà cao cửa rộng, kẻ hầu người hạ, sống như thế chẳng khác nào kêu bà đi chết.
Tầm Phương hiểu cho mẹ, vậy ai sẽ hiểu cho cô? Khi những người bạn đồng trang lứa đang vui vẻ cắp sách đến trường, trải qua năm tháng đại học rực rỡ, Tầm Phương phải xắn tay áo làm việc trả nợ.

Những việc đó là cô muốn à? Thử hỏi đây có công bằng hay không?
Cô liếc nhìn tủ đầu giường, nơi đó trống trơn không có bất cứ thức ăn nào.

Tầm Phương chống hai tay đứng dậy, nhẹ thông báo.
“Con ra ngoài mua đồ ăn.”
Mẹ không trả lời, nằm im như đang ngủ say.

Tầm Phương biết bà vẫn còn thức, chỉ là tính trẻ con trỗi dậy giận dỗi vu vơ.

Cô đã quá quen với việc này nên không thấy bất ngờ mấy..