Bạn đang đọc truyện online miễn phí Chương 8 tại dưa leo tr.
Vào cuối buổi chiều, một số giám đốc bảo tàng nghệ thuật đã đến phòng trưng bày, và Lão Hổ đưa tôi đến bữa tiệc chiêu đãi. Tấm danh thiếp được chuyền đi chuyền lại thành một vòng tròn. Một vầng trăng khuyết treo lơ lửng trên bầu trời.
Tôi bắt tuyến số 6 về nhà, sau khi tàu chạy hết đoạn đường trên cao thì dừng lại đột ngột.
“Cái gì? Lỗi tạm thời? Trường hợp phát sinh ngoài ý muốn.”
“Sửa mất bao lâu?”
“Hỏi cũng vô dụng, chờ một chút.”
Có một sự náo động ngắn trong toa tàu và nhiều người đang loay hoay quay phim chụp ảnh. Thật trùng hợp, xe vừa dừng ở đoạn có thể nhìn thấy biển.
Tiếng thủy triều ban đêm rõ ràng hơn ban ngày, tôi tựa vào cửa kính xe, tự hỏi dạo này mình gặp vận may gì, toàn xảy chuyện gì đâu không.
Trên bầu trời đột nhiên lóe lên một điểm ánh sáng, giây tiếp theo liền nổ tung thành vô số “ngôi sao” màu vàng kim.
Ngay sau đó, thứ hai, thứ ba… lần lượt mọc lên.
“Nhìn kìa! Có người đang bắn pháo hoa!”
“Thật là đẹp!”
“Một đám cưới trên bờ biển ư?”
Ánh mắt của một đoàn người bị thu hút, thậm chí ngay cả cảm xúc bồn chồn cũng bị cảnh tượng trước mắt lập tức làm dịu đi, rất nhiều người vội vàng giơ điện thoại lên.
“Chị ơi, phiền chị chụp cho em một tấm được không?” Một cô gái trông như học sinh ngượng ngùng hỏi.
Tôi vội lấy điện thoại di động của cô ấy, từ góc nhìn của máy ảnh, bất chợt tôi thấy hơi thở của thanh xuân còn đẹp hơn cả pháo hoa rực rỡ sau lưng cô ấy.
“Cảm ơn chị gái, chị có muốn em chụp cho chị một vài tấm ảnh không?” Cô gái đề nghị.
Tôi từ chối và trả lại điện thoại cho cô ấy.
Vài phút sau, đoàn tàu từ từ khởi động lại. Bầu trời đêm trở lại yên tĩnh, và dường như không có gì xuất hiện trên bầu trời ngoại trừ một mặt trăng.
Tôi ấn bàn tay hơi run của mình xuống, bình tĩnh lại và nhìn đi chỗ khác.
Trong vài năm qua, tôi đã xem nhiều buổi trình diễn pháo hoa ở khắp mọi nơi, ở thành phố có, nông thôn có, ngay cả pháo hóa bắn ở thung lũng tôi cũng xem qua rồi.
Nhưng đối với tôi, pháo hoa đẹp nhất đã nở ở Nam Sơn vào một đêm hè năm tôi mười chín tuổi.
10.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi trúng tuyển vào Học viện Mỹ thuật như nguyện vọng. Tuy nhiên, kèm theo giấy báo nhập viện còn có giấy báo bà ngoại tôi lâm bệnh hiểm nghèo.
Bên ngoài phòng chăm sóc đặc biệt, bác sĩ nói rằng không có ích gì khi cố gắng hồi sức cho bà. Mẹ nhìn vào phòng bệnh và bảo bác sĩ tắt máy thở.
Một khi tấm vải trắng bao phủ, cuộc sống của một người sẽ kết thúc.
Ngôi nhà cổ ở ngõ Tam Khâu trở nên náo nhiệt lạ thường, những người thân và bạn bè ngày thường không liên lạc với nhau lần lượt kéo đến trong hai ngày.
Phòng tang lễ được bố trí trong phòng khách, trên cao treo ảnh chân dung cụ bà, hai bên có dán câu đối bi ai, nền đen chữ trắng.
Nhà không lớn, thân nhân đến chia buồn cũng chỉ có thể túm tụm bên bàn ăn, trong bếp uống trà bẻ hạt hướng dương, hàn huyên tâm sự, chuyện con cái mỗi nhà, hàn huyên. về việc ông bà ốm nặng thì nên buông tay.
Tôi và Kiều Sở ngồi trong góc, học cách gấp các thỏi bạc từ những người lớn tuổi hơn, xếp xong, tôi đột nhiên cầm kéo đứng dậy.
“Chị, chị đi đâu vậy?”
Kiều Sở nghi ngờ nhìn tôi khi tôi bước vào phòng khách, mượn một cái thang, leo lên trần nhà, cắt hệ thống dây điện phía sau camera giám sát.
Trong khóe mắt tôi, mẹ tôi đang bước nhanh tới, tôi bình tĩnh leo xuống thang, vừa buông ra, tôi đã bị tát một cái vào mặt.
Bầu không khí trò chuyện sôi nổi đột ngột kết thúc.
“Con làm như vậy cho ai xem?” Mẹ tức giận đến mức mắt gần như lồi ra ngoài. “Con nghĩ rằng bây giờ con đủ lông đủ cánh rồi phải không?”
Khi bà chuẩn bị cho tôi cái tát thứ hai thì có một người họ hàng xông đến ngăn lại
“Dạy con trẻ để sau rồi nói, mà sao trong phòng tang lễ lại có cái thứ đồ đó nhỉ?”
Khí thế của mẹ tôi yếu dần, nhưng bà vẫn nhìn tôi chằm chằm. Tôi ôm lấy cái má nóng bừng của mình, xoay người đi xuống lầu.
11.
Ngồi trên bến xe buýt, tôi thẫn thờ nhìn dòng xe qua lại hai bên đường, nhất thời không biết đi về hướng nào.
Có người ngồi xuống bên cạnh tôi, vừa quay đầu liền bắt gặp đôi mắt cười của Thời Thịnh.
“Đi đâu vậy em gái nhỏ?”
Thời Thịnh học đại học ở một thành phố khác, vì vậy chúng tôi không có nhiều cơ hội gặp nhau, nhưng chỉ cần tôi quay lại đường Giang Đồng, thỉnh thoảng tôi vẫn có thể gặp anh ấy.
“Mặt của em là sao vậy?”, anh nhíu mày. “Là ai đánh em?”
“Mẹ em”
“Cãi nhau với mẹ sao?”
Tôi gật đầu rồi lại lắc đầu.
“Em lớn như vậy rồi mà mẹ em sao còn…”, Thời Thịnh ngập ngừng nói “Quên đi, nói chuyện khác vậy, nghe nói em đậu vào Học viện Mỹ Thuật rồi phải không?”
“Lão Lương nói với anh à?”
“Còn ai nữa, anh vừa ghé qua xưởng vẽ. Lão ấy vui lắm, nói em và nghệ thuật sinh ra là để dành cho nhau. Học viện Mỹ thuật và Đại học S ở cùng một thành phố, sau này chúng ta có thể gặp nhau thường xuyên rồi.”
“Chúng ta?” Tôi nhìn lên.
Thời Thịnh dường như có điều gì đó muốn nói, nhưng tôi chuyển sự chú ý của mình sang chiếc xe buýt đang đến gần phía sau tôi.
“Anh, chiếc xe này đi về đâu vậy?”
“Em muốn đi đâu?”
“Đi đâu cũng được, miễn không phải là ở đây”
“Đi thôi”
Nói xong, anh nắm lấy cổ tay tôi.