Skip to main content
logo-truyenbiz.net

Chương 62

3:31 sáng – 28/08/2024

Bạn đang xem truyện online miễn phí Chương 62 tại dua leo tr

~~~~ Chương 62 ~~~~

Edit: Blanche

Hứa Chiêu kiên trì không nhận cái bao tay, thật sự rất ngại, người nhà họ Thôi đối với cậu quá tốt, thực sự quá tốt, nhưng cậu không thể vì họ quan tâm cậu mà không biết xấu hổ ăn không nhận không của họ, như vậy rất vô sỉ, cho nên nói không nhận, chính là không nhận.

Thôi Định Sâm nhìn thấu tâm tư của Hứa Chiêu, không biết làm thế nào đành cười, không ép buộc nữa: “Được, lần sau đi xe đạp đừng quên đeo bao tay.”

Hứa Chiêu thở phào nhẹ nhõm một hơi, nói: “Dạ.”

Lúc này Thôi Định Sâm mới nói: “Vậy đi đi.”

Hứa Chiêu đứng yên, như sợ Thôi Định Sâm không tin, lại nhấn mạnh một lần: “Hôm nay thật sự cảm ơn tiểu thúc, cháu sẽ sớm trả lại tiền cho thúc.”

Vẫn cứ khách khí như thế, Thôi Định Sâm mỉm cười gật đầu: “Được, trồng trọt tốt nhé.”

Hứa Chiêu gật đầu thật mạnh: “Cháu sẽ ạ.”

“Cố lên, có việc gì cứ tìm tôi.” Thôi Định Sâm vươn tay vỗ vai Hứa Chiêu, biểu thị cổ vũ.

Hứa Chiêu tươi cười trong trẻo: “Dạ, vậy tiểu thúc, cháu về đây.”

“Đi đường cẩn thận.”

“Dạ, hẹn gặp lại tiểu thúc.”

Chân Hứa Chiêu đạp mạnh, chở Hứa Phàm rời đi.

Thôi Định Sâm đừng trước cửa nhà, nhìn theo bóng dáng Hứa Chiêu, tận đến khi không còn nhìn thấy nữa, y mới quay vào nhà, đơn giản dọn dẹp một chút, sau đó cầm tờ giấy nợ có chữ của Hứa Chiêu kia lên, xem một chút, rồi lại đọc một chút, mỉm cười đứng dậy.

Sau đó y lên xe, đi ra khỏi nhà, theo sau phía xa xa Hứa Chiêu, Hứa Phàm, tốc độ như rùa bò, trong lòng thì nghĩ về đủ loại ý tưởng, về Hứa Chiêu, về Hứa Phàm, về bản thân y.

Rồi hình như nghĩ thông suốt, cả người thoải mái hơn nhiều, khóe miệng lập tức cười, ánh mắt ôn hòa nhìn Hứa Chiêu, Hứa Phàm đi vào khu chợ ở phố Đông, trong lòng nghĩ rằng cần phải bắt tay xử lý công việc thật tốt để còn về trấn, lúc này mới lưu luyến mà đạp chân ga, rời khỏi đường lớn, vừa lúc bị Hứa Phàm nhìn thấy.

Hứa Phàm lập tức kêu: “Ba ba, nhìn kìa! Ô tô lớn!”

Hứa Chiêu quay đầu lại, nhưng cái gì cũng không thấy, có lẽ đi qua rồi, hơi hơi cúi đầu nhìn vẻ mặt ngốc manh còn chưa tỉnh ngủ hết của Hứa Phàm, ôn hòa hỏi: “Tam oa tử, con tỉnh rồi sao?”

“Con tỉnh rồi.” Hứa Phàm rốt cục cũng hoạt bát lại.

“Tỉnh là được rồi.” Trên mặt Hứa Chiêu mang nét tươi cười: “Đừng ngủ, buổi tối con không ngủ được ba cũng không chơi với con đâu.”

Ánh mắt ngập nước của Hứa Phàm nhìn Hứa Chiêu nói: “Ba ba, con dậy rồi con dậy rồi, con đi bán rau!”

“… Hôm nay không bán rau.”

“Vì sao ạ?” Hứa Phàm nghiêng đầu nhỏ hỏi.

“Bởi vì hôm nay đi mua cho con giày mới, ngày mai mới đi bán rau.”

“Giày mới.” Trẻ con rất thích lặp lại lời của người lớn nói.

“Đúng rồi, mua cho con giày mới, giày của con sắp chật hết rồi.”

“Con, con muốn cái giày thật đẹp! Con thật đáng yêu.”1

“Được!”

Hứa Chiêu cười xoa đầu Hứa Phàm, dắt Hứa Phàm vào một tiệm giày, Hứa Phàm nhìn trúng một đôi, thử vào rồi liền không chịu cởi ra, Hứa Chiêu đành phải mua.

Ngồi phía trước xe đạp, Hứa Phàm thỏa mãn, chân ngắn đung đưa không ngừng, cảm giác như mình là người đẹp nhất thiên hạ vậy. Việc đầu tiên sau khi về thôn Na Loan chính là bảo Hứa Chiêu dừng xe trước cửa nhà Đại Trang, thả bé xuống, sau đó bé chạy tới trước mặt Đại Trang, giơ chân lên, khoe: “Đại Trang, tớ có giày mới nè, Đại Trang, cậu xem!”

“Đẹp quá!” Đại Trang khen.

“Ừa, siêu đẹp luôn! Ba ba của tớ mua cho đấy!”

Đại Trang hâm mộ mà nói: “Tam oa tử, cho tớ đi thử đi.”

Hứa Phàm lập tức từ chối: “Không cho.”

“Cho tớ đi thử một chút.”

“Không cho.”

“Tớ cho cậu mượn mũ rồi còn gì.”

“Tớ, tớ, tớ cho cậu ăn lạc rồi còn gì.”

“…”

Hai nhóc kia lại cãi nhau rồi.

Hứa Chiêu nhìn đôi giày vải dưới chân Đại Trang, rồi tới dặn hai đứa nhóc một câu “Không được đánh nhau không được chạy loạn”, rồi đạp xe về nhà. Tới nhà kính, cha Hứa, mẹ Hứa, đại Trang đang chăm rau, thấy Hứa Chiêu xuất hiện đều hỏi về chuyện lắp điện thoại.

Hứa Chiêu nói: “Làm tốt rồi ạ.”

Mẹ Hứa quan tâm hỏi: “Hết bao nhiêu tiền thế con?”

Hứa Chiêu đáp: “Hai ngàn sáu trăm đồng ạ.”

Hai ngàn sáu trăm đồng, tuy rằng trước đó đã biết rằng điện thoại tốn khoảng ba nghìn đồng nhưng nghe từ miệng Hứa Chiêu nói ra con số hai ngàn sáu trăm vẫn khiến mẹ Hứa sợ một chút, hỏi: “Đều mượn của tiểu thúc Thôi gia đó hả?”

Hứa Chiêu gật đầu.

Mẹ Hứa không kìm được lòng hiếu kỳ, hỏi: “Sao tiểu thúc có nhiều tiền thế?”

Hứa Chiêu cười nói: “Thúc ấy mở một công ty vận chuyển, nhân viên trên dưới trăm người lận, đương nhiên có tiền rồi ạ.”

“Công ty vận chuyện là gì?” Mẹ Hứa không hiểu.

Hứa Chiêu nghỉ chút rồi trả lời: “Là một công ty nhận chở đồ ạ.”

“Chở đồ có thể kiếm nhiều tiền thế à?”

“Công ty khá lớn đó ạ.”

Vẻ mặt mẹ Hứa kinh hãi, nghĩ thế nào cũng không hiểu một công ty chở hàng sao có thể kiếm nhiều tiền như vậy, nhưng, nghĩ không ra thì thôi không nghĩ nữa, mẹ Hứa tiếp tục bón phân cho rau.

Tiện đó Hứa Chiêu cũng gia nhập với họ, bốn người bận rộn làm tới chạng vạng, rốt cục cũng xong, đóng lại cửa nhà kính, bốn người về lại nhà Hứa, thảo luận một chút về vấn đề sinh trưởng của rau dưa mấy hôm nay.

Hứa Chiêu vô cùng chuyên nghiệp mà lấy ra sách vở, còn hỏi kĩ cha mẹ Hứa về tình huống của cây trồng, sau đó chép hết lại, bàn bạc xong, mẹ Hứa cha Hứa đi thổi lửa nấu cơm, Hứa Chiêu lấy từ trong túi ra mười lăm đồng đưa ba Đại Trang.

Ba Đại Trang hoảng sợ, hỏi: “Hứa Chiêu, đây là sao?”

Hứa Chiêu nói: “Tiền công ạ.”

“Tiền công sao nhiều vậy?”

“Mấy ngày nay vật vả cho anh rồi.” Hứa Chiêu cười: “Hơn nữa mươi lăm đồng cũng không nhiều lắm, bây giờ là mười lăm, về sau khi rau nhà kính chính thức được phân phối rộng, tiền công của anh cũng sẽ cao hơn, cho nên bây giờ anh đừng chê ít vội nhé.”

“Anh không chê, anh cũng không cần.”

“Vì sao lại không cần?” Hứa Chiêu hỏi.

Ba Đại Trang trực tiếp nói: “Anh chưa làm cái gì cả, chưa thể cầm số tiền này.”

“Dựng lêu, xới đất, trồng rau, bón phân, tất cả việc này không phải anh làm sao?”

“Mấy cái đó sao tính tiền được.” Ba Đại Trang nghi hoặc.

Bình thường trong thôn cũng có giúp đỡ nhau xới đất, tôi giúp anh cày, nhưng chưa từng trả tiền, đều là một câu “vất vả rồi” là xong chuyện, nhưng ở đây Hứa Chiêu không giống như vậy, Hứa Chiêu nghiêm túc mà nói: “Anh Lý, chúng ta làm việc tử tế, mà làm việc phải tính tiền, anh cầm đi.”

“Anh không cầm.” Ba Đại Trang xoắn xuýt.

Hứa Chiêu nghiêm túc nói: “Anh Lý, anh em ruột cũng phải tính toán sòng phẳng, anh không lấy số tiền này, về sau em sẽ không nhờ anh làm việc nữa.”

Ba Đại Trang ngại ngùng.

Hứa Chiêu kiên quyết nhét mười lăm đồng vào tay ba Đại Trang: “Cầm đi, đây là số tiền anh xứng đáng, rồi mua cho Đại Trang đôi giày mới, vừa rồi em thấy đôi giày của Đại Trang đều lộ cả ngón chân ra rồi, trời lạnh như vậy, bị đông cứng thì làm sao?”

Hứa Chiêu biết giày của Đại Trang bị rách làm ba Đại Trang xấu hổ mà cúi đầu, trong lòng cảm kích Hứa Chiêu, trở về nhà rồi liền đưa mười lăm đồng cho mẹ Đại Trang.

Mẹ Đại Trang nhảy dựng, hỏi: “Ở đâu ra nhiều tiền như thế?”

“Hứa Chiêu đưa.” Ba Đại Trang đáp.

“Chú ấy đưa anh nhiều tiền như thế làm gì?”

“Tiền công.”

“Tiền công nhiều vậy?”

“Ừ.”

“Quá nhiều rồi.”

“Cầm đi, về sau anh sẽ giúp Hứa Chiêu làm nhiều việc hơn.”

Ba Đại Trang ngồi trong góc mà trầm mặc, kỳ thật anh không thấy mình giúp gì được cho Hứa Chiêu, có mỗi một lần đánh nhau giúp Hứa Chiêu đợt Trung Thu, mà mình còn bị thương gây thêm phiền phức cho Hứa Chiêu, tuy rằng về sau lão nhị Hứa gia đền tiền cho Hứa Chiêu rồi, nhưng Hứa Chiêu thật sự quan tâm anh rất nhiều, hiện tại ngay cả giày Đại Trang bị hỏng Hứa Chiêu cũng biết, một người tùy tiện như ba Đại Trang xúc động cực kỳ, âm thaanhf quyết định, nhất định sẽ đi theo Hứa Chiêu làm việc cho thật tốt, giúp Hứa Chiêu phát đại tài!

Phát đại tài!

Cách tường bên đó Hứa Chiêu cũng đang nghĩ chuyện làm giàu này, trên bàn là sách vở viết viết vẽ vẽ, đã dùng hơn nửa quyển, tuy rằng chữ hơi xấu một chút, nhưng thực sự rất rõ ràng các hạng mục công việc cần chú ý về sinh trưởng rau dưa, cùng với những chuyện cậu cần làm kế tiếp.

Trời ngày càng lạnh, không lâu sau tuyết sẽ rơi, chính là thời điểm kiếm tiền, Hứa Chiêu ngồi bên bàn, dựa vào ánh đèn dầu viết tổng kết.

Lúc này Hứa Phàm từ nhà bếp chạy tới, ngẩng đầu gọi to: “Ba ba! Ba ba!”

Hứa Chiêu nhìn Hứa Phàm.

Hứa Phàm một tay bám chân bàn, ổn định cơ thể, rồi giơ chân cao cho Hứa Chiêu nhìn giày của mình, nói: “Ba ba, giày của con bị bẩn.”

Quả nhiên trên đôi giày mới tinh có một vết bùn, chỉ là một vết bùn thôi mà? Trước kia cả mặt cũng dính bùn có để ý thế đâu.

Hứa Chiêu gật đầu: “Ừ, ba thấy rồi.”

“Bẩn.” Hứa Chiêu bi bô nói: “Ba ba cọ cho con với.”

“Không cọ.” Hứa Chiêu nói.

“Vì sao ạ?”

“Có chút xíu, không sao hết.” Hai ngày nữa, nhiều lắm là hai ngày, đảm bảo giày bẩn không nhìn ra dạng gì, với cả ở thôn quê chỗ nào cũng có bùn đất, làm gì có ai giày không dính bùn bao giờ.

Chỉ là Hứa Phàm kiên trì nói: “Có sao mà.”

Hứa Chiêu hỏi: “Có chuyện gì thế?”

“Nó, nó không đẹp, con, con cũng không đẹp.”

Giày không đẹp, bé liền không đẹp? Năng lực tự giám định và thưởng thức thực sự vượt quá mức quy định.

Hứa Chiêu cười nói: “Ai nói thế, giày đẹp, con cũng đẹp, ai cũng đẹp hết.”

Hứa Phàm vẫn xị mặt: “Không đẹp.”

Hứa Chiêu đáp: “Đẹp.”

“Không đẹp.”

“Vậy con tự đi cọ đi, ba đang bận.”

“Tự đi cọ!” Hứa Phàm bỏ lại một câu như thế, chạy đi rồi.

Hứa Chiêu tiếp tục đọc sách nông nghiệp, đang đọc bỗng nghe được tiếng líu ríu của Hứa Phàm, Hứa Chiêu nghi hoặc quay đầu lại, kết quả nhìn thấy Hứa Phàm đang ở cửa bếp, nương theo ánh sáng đèn dầu, chổng mông lên, tay cần cái cọ gỗ, nhúng một chút vào trong nước, cọ lên giày, rồi lại nhúng một chút vào trong nước, cọ lên giày.

Mệt thở phì phò.

Hứa Chiêu hốt hoảng một phen, thực sự tự cọ giày kìa.

Hứa Chiêu nhịn không được gọi: “Hứa Phàm.”

Hứa Phàm vẫn chổng mông đáp: “Ba ba.”

“Con đang làm gì thế?” Hứa Chiêu biết rõ còn hỏi.

“Con, con đang cọ giày.”

“Cọ giày mà chổng mông cao như vậy, trọng tâm bất ổn, sẽ ngã – ”

Hứa Chiêu còn chưa nói xong thì “bùm” một tiếng, toàn bộ thân thể mập mạp ngã vào chậu nước.1