Skip to main content
logo-truyenbiz.net
Dưa leo tr Đam Mỹ Ngày 32 Chương 12: Chương 12

Chương 12: Chương 12

11:36 sáng – 09/09/2024

Bạn đang đọc truyện online miễn phí Chương 12: Chương 12 tại dưa leo tr


Dịch A Lam lấy tấm vải dầu che mặt tiền, quấn thi thể và lôi chú ra khỏi vũng máu đặc sệt.
Dịch Hiểu Sơn vốn chắc khỏe, nặng ít nhất chín mươi lăm (1) kí; dẫu Dịch A Lam đang ở cái tuổi thanh niên sung sức nhất, vẫn khó khăn lắm mới có thể khiêng chú mình từ trên tầng ba cho vào cốp xe.
(1) Chín mươi lăm (95) kí: Bản gốc là 160 cân.
Dịch A Lam lái xe đến công viên Hồ Trung Tâm; khi đi ngang qua một cửa hàng cơ điện lạnh, y đập vỡ kính bằng búa khẩn cấp trong xe rồi vào lấy vài cây xẻng.
Theo dòng thời gian tại ngày 32, giờ mới là đầu tháng Sáu.

Tiết trời mùa hạ chưa quá nồng, dư vị của xuân hãy còn toát ra vẻ đê mê, những đóa hồng đua nhau khoe sắc trong công viên Hồ Trung Tâm đang nở bừng như lửa.
Thông thường, các phương tiện cơ giới không được phép ra vào công viên.

Nhưng hiện tại, ai sẽ ngăn Dịch A Lam chứ.
Dịch A Lam lái xe lên mặt cỏ, băng qua cánh đồng hoa và rừng liễu cho đến khi trông thấy bờ hồ.

Y cẩn thận từng li từng tí lấy xác chú ra, rửa sạch vết máu còn sót trên người chú bằng nước hồ lạnh; sau đó bắt đầu đào một cái hố trên bãi cỏ cách lối đi bộ ven hồ chừng ba mét.
Toàn bộ công viên với mặt hồ yên ả và những rặng hoa tuyệt đẹp này sẽ là nghĩa trang của riêng Dịch Hiểu Sơn, chẳng một ai quấy rầy chú được.
Dịch A Lam quấn xác chú bằng tấm vải dầu màu nâu để tránh rắn rết côn trùng, sau đó đẩy xác xuống hố, lấp đất và hái vài nhành hoa gần đó nhằm trang trí cho nấm mộ hình vòm.
Khi hoàn thành tất thảy những việc này, Dịch A Lam ngồi bệt xuống bên cạnh ngôi mộ mà thở hổn hển.
Nỗi buồn trĩu nặng trong lòng khiến việc hô hấp của y càng thêm khó khăn.

Dịch A Lam không chỉ buồn cho người chú của mình, mà còn buồn cho những thay đổi chưa biết của ngày 32.

Y vẫn chẳng hay chu kỳ của ngày thứ 32 sẽ mang lại những hậu quả như thế nào, song có thể chắc rằng là một kết quả không mấy khả quan.

Đại khái cũng tựa như cái chết oan uổng của chú.
Trong cơn xuất thần, Dịch A Lam tuồng như trông thấy ai đó đang ngồi bên kia bờ hồ; sau khi nhìn kỹ hơn, y mới nhận ra đấy không phải là ảo ảnh.
Dịch A Lam chạy băng băng tới đó, đồng thời cũng giữ lòng cảnh giác trước người lạ.

Tận mắt chứng kiến tình trạng thảm thương của chú mình, y càng thêm cảnh giác với người khác.

Suy cho cùng, giết người chẳng phải là việc bất hợp pháp ở đây.

Tại thế giới ngày 32 này, không có thứ gọi là luật pháp.
Người nọ đang ngồi câu cá bên hồ với một tâm thế nhàn nhã thư thái.

Trên tấm biển sắt ghi dòng chữ “Cấm câu cá” dựng bên cạnh, bấy giờ đang được treo một số lưỡi câu và mồi câu.
Đối với sự xuất hiện đột ngột của Dịch A Lam, ông ta chẳng có vẻ vui mừng hay ngạc nhiên cho lắm.

Dịch A Lam dừng bước khi còn cách ông ta khoảng hai mét: “Xin chào ạ?”
Người nọ nghiêng đầu, nở nụ cười với Dịch A Lam.

Đây là một người đàn ông trung niên khoảng năm mươi, sáu mươi tuổi; tướng mạo khôi ngô hiền hòa; tóc mái vuốt ngược ra sau, giống hệt một vị lãnh đạo thường xuất hiện trên bản tin thành phố.
“Cậu trai trẻ à, đừng làm phiền tôi câu cá.” Ông ta bảo.

“Mỗi ngày đều bận tối mày tối mặt, bây giờ tôi rốt cuộc đã có thời gian đi câu.

Tôi chả muốn lo lắng về những gì đang xảy ra trên thế giới này.

Xem như ông trời cho tôi vài ngày nghỉ phép, cậu đừng làm phiền tôi nhé.”
Dịch A Lam rời đi, lái xe trở lại bệnh viện.
Tâm tình y dịu lại, không còn buồn bã như lúc vừa đến.

Y để ý thấy dọc đường xuất hiện nhiều đám cháy nhỏ, đa số là các công trình nhà ở và cơ sở vật chất cũ kỹ.

Nguyên nhân vụ cháy có thể do chập mạch; cũng có thể lúc rạng sáng hai giờ ngày 1 tháng 6, có một người đang bực dọc hút thuốc bên giường, và khi ngày 32 ập đến, gã ta vẫn tiếp tục bực dọc ở một thế giới nào đó mà chẳng hay biết rằng điếu thuốc vô chủ đã rơi xuống tấm drap, rồi dấy lên ngọn lửa mà chẳng có ai dập tắt trong một thế giới khác.
Khi trở lại bệnh viện, Dịch A Lam nhận thấy Châu Yến An đã mang về rất nhiều thứ.

Hẳn là anh đã lái con xe tải ra ngoài.
Giữa đại sảnh đăng ký đặt chễm chệ bốn, năm giàn trồng rau thủy canh; trên vài giá còn có rau xanh đang vào mùa sinh trưởng.

Nghiễm nhiên đây không phải là một nhà kính chuyên nghiệp, dinh dưỡng trong nước có lẽ chỉ đủ cho một vụ mùa, song như thế là ổn.
Châu Yến An đang lắp máy nước nóng: một cái dùng điện, một cái dùng năng lượng mặt trời.

Anh rõ ràng không thành thạo việc này, nhưng vẫn đang từ từ học hỏi qua video trên điện thoại.
Theo phân công từ Châu Yến An, chị y tá đang tập hợp tất cả các loại thuốc có thể sử dụng trong bệnh viện như kháng sinh, nước muối, đường glucose, thuốc giảm đau, thuốc trị cảm…!Tất cả những thứ cần bảo quản lạnh thì cất chung, còn lại thì phân loại và xếp chồng lên nhau trong căn phòng phía bên trái nơi ở của Lương Phi; ngoài ra, một vài túi sơ cứu cũng được chuẩn bị để dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Lúc Dịch A Lam bước vào phòng của Lương Phi thì Châu Yến An đang lụi cụi lắp máy nước nóng trong phòng tắm, anh vừa ngước mắt đã bắt gặp vệt máu trên sơ mi của y.
“Cậu có thể đến phòng vệ sinh bên phải tắm rửa.” Châu Yến An nhắc khéo.

“Tôi có lắp máy nước nóng ở đó, cậu dùng thử xem nó hoạt động tốt không.”
“Vâng.” Dịch A Lam nghĩ đến tình huống tệ nhất.

“Nhỡ rò điện…”
Châu Yến An bật cười: “Vậy cậu cứ kêu tôi.”
“Đến lúc đó còn kêu nổi ư?” Dịch A Lam đi vào khu bên cạnh vẻ nghi hoặc, bỗng thấy trên giường phủ rất nhiều áo phông, sơ mi và quần thể thao mới.

Y cầm một bộ, vừa đặt chân vào phòng tắm đã cảm nhận được mặt sàn ươn ướt và hơi nóng tỏa ra trong không gian chật hẹp.

Dịch A Lam bỗng muộn màng nhận ra, rằng đó chỉ là một câu pha trò của Châu Yến An.

Anh hẳn đã thử trước, và loại hết mọi khả năng có thể xảy ra mới cho người khác sử dụng.
Toan bước ra khỏi phòng tắm, Dịch A Lam chợt trông thấy vết máu trên chiếc sơ mi trắng tinh vừa cởi ra lúc nãy.

Y thoáng sững sờ, đoạn bỏ nó vào thùng rác.
Châu Yến An đã lắp xong máy nước nóng năng lượng mặt trời, hiện giờ anh đang bận bịu cho bữa trưa hôm nay.
Dịch A Lam vội nói: “Để tôi phụ anh.”
“Cậu biết nấu không?” Châu Yến An cất tiếng hỏi.
Dịch A Lam lúng túng: “Không.

Nhưng tôi biết rửa rau, vo gạo.”
Châu Yến An cười mỉm: “Vậy làm chung thôi.” Nụ cười trên môi anh đượm vẻ khoan dung, tựa như đã nhìn thấu mọi chuyện trên đời.
Trong căn tin bệnh viện có khá nhiều thực phẩm dự trữ như khoai, ngô, bún…! chất thành đống.

Nó khiến cho Dịch A Lam có một sự tin tưởng mù quáng, rằng ngay cả khi ngày tận thế tiếp diễn trong một thời gian dài thì họ vẫn có thể sống khoan khoái trong “cứ điểm bệnh viện” này.
Châu Yến An đi lấy nguyên liệu cho bữa trưa, nhân tiện hỏi: “Cậu có gì muốn ăn không? Hôm nay tôi cho cậu gọi món đấy.”
Dịch A Lam vốn chẳng kén ăn, và cũng không có thứ nào khiến y đặc biệt yêu thích.

Y đành chỉ bừa vài món thường xuất hiện trên bàn cơm gia đình.
Khi Dịch A Lam đang rửa rau, Châu Yến An tranh thủ thời gian chuẩn bị nguyên liệu hầm canh giúp Lương Phi bồi bổ cơ thể.
Nhân lúc nồi súp đang sôi lăn tăn, Châu Yến An quay lại sơ chế các nguyên liệu mà Dịch A Lam đã rửa sạch.
Dịch A Lam phát hiện một điều, rằng Châu Yến An thoạt trông thoải mái và thả lỏng hơn khi anh nấu ăn.

Ánh mắt chuyên tâm, động tác ướp thịt và cắt rau của anh dường như đi theo một giai điệu nhịp nhàng nào đấy.

Chẳng hề vội vã, anh nấu nướng một cách từ tốn mà vẫn đạt hiệu quả như thường.
Châu Yến An nhận ra tia nhìn của Dịch A Lam, bèn nói: “Trước đây, một nhà tâm lý đề nghị tôi nên tìm vài sở thích không dùng đầu óc.

Và sau đó như cậu thấy đấy, tôi thích vào bếp.”
Dịch A Lam muốn hỏi anh tại sao đến gặp nhà tâm lý nhưng, y đã dằn lòng lại.

Chính bản thân y cũng không muốn kể với người khác lý do vì sao mình có mặt tại phòng tham vấn.
“Tôi đi ra ngoài để tìm chú tôi.” Một lúc sau, Dịch A Lam nói.

“Là người chú mà tôi đã nói với anh về cái chết đột ngột ấy.”
“Sau đó thế nào?” Châu Yến An đã đoán trước kết quả, song anh vẫn hỏi thêm một câu.

Cách giao tiếp thế này sẽ khiến Dịch A Lam dễ chịu hơn trong câu chuyện của mình.
“Chú ấy bị người ta giết.” Dịch A Lam nói.

“Chú ấy bị giết bởi một kẻ ất ơ nào đấy tại thế giới này, và sau đó đột ngột qua đời không vì lý do gì trong thế giới bình thường.”
Châu Yến An gật đầu.
“Tôi biết hung thủ là ai…”
“Nhưng cậu lại không thể tống gã ta vào tù.”
Dịch A Lam im lặng.
Châu Yến An thình lình dừng tay, ngước nhìn Dịch A Lam: “Cậu vẫn còn một cách trả thù, đó là tìm và giết gã ta tại thế giới này.

Sẽ chẳng ai biết cậu đã làm vậy, cho dù biết thì cũng chẳng làm gì được cậu.”
Dịch A Lam lắc đầu: “Tôi không làm được.”
Ánh mắt Châu Yến An dịu xuống, “Cậu tốt bụng lắm đấy.”.

Đam Mỹ Trọng Sinh
Dịch A Lam tự giễu: “Có lẽ chỉ vì tôi và chú chưa thân thiết đến thế.”
“Đây cũng là một phần trong lòng tốt của cậu.

Cậu tìm một lý do cho sự tử tế của mình.” Châu Yến An bảo.

“Nhưng thật không may, hầu hết mọi người đều xấu xa.

Dù thế giới này đã xóa sổ hàng tỷ người thì cũng tồn tại kẻ ác mà thôi.”
Cái chết của Dịch Hiểu Sơn đã phản ánh một trong những sự thật tàn khốc của ngày 32: Không có trật tự, không người giám thị, và không chịu khiển trách.
Bản chất thú tính trong con người vốn bị ràng buộc bởi đạo đức và luật pháp, nhưng sẽ hoàn toàn được giải phóng trong thế giới này.
Và đây, chưa phải là điều nguy hiểm nhất…
Châu Yến An trầm giọng: “Chiều nay tôi phải đi.”
Dịch A Lam giật mình: “Đi đâu vậy?”
“Khá xa.” Châu Yến An đáp.

“Các cậu phải tự lo cho mình.

Tôi chắc là không về nữa.”
Sự miễn cưỡng như thể tràn ra từ trong lòng cho đến khuôn mặt ngay tích tắc, Châu Yến An là một người rất đáng tin cậy và có thể dựa dẫm.


Trong thế giới ngày 32 đầy rẫy hiểm họa rình rập này, chẳng có gì tệ hơn là rời xa một người như anh.
Châu Yến An yên ủi: “Chúng ta vẫn có thể liên lạc qua điện thoại mà.

Bất cứ lúc nào cần, cậu cũng có thể tìm được tôi.”
“Ừm.” Bữa trưa này đối với Dịch A Lam đã định sẵn chẳng có mùi vị gì.

Ngay cả chị y tá cảm động trước tài nấu nướng của Châu Yến An, khi biết tin cũng phải sụt sùi.
Chị hỏi anh đi đâu, nhưng Châu Yến An vẫn im thin thít.

Anh chỉ dặn họ phải đề phòng những người khác, kể cả bất cứ ai đến cầu xin sự giúp đỡ.
Trước khi chia tay, Châu Yến An có để lại vài chiếc đồng hồ đúng giờ.

Chiếc này vốn được thiết kế với mặt lớn-mặt nhỏ theo múi giờ kép: mặt số lớn là giờ chuẩn theo múi giờ quốc gia, còn mặt nhỏ là giờ kinh tuyến chính.

Châu Yến An không điều chỉnh mặt số lớn mà chỉ đặt lại thời gian trên mặt nhỏ theo ngày 32 – chậm hơn thời gian thực khoảng hai giờ, để mọi người có thể nắm bắt và đối chiếu một cách trực quan hơn.
Châu Yến An còn chu đáo đưa cho Dịch A Lam một con đồng hồ đeo tay tông đen-trắng, và tặng Lương Phi cùng chị y tá chiếc đồng hồ nữ đính kim cương xa xỉ.
Đôi mắt chị y tá sáng lên, không ngờ tại kỷ nguyên tận thế mà vẫn có thể chơi kim cương đá quý.
Dịch A Lam và chị y tá tiễn Châu Yến An đến cổng bệnh viện.

Anh vơ lấy chìa khóa xe trong quầy đăng ký, rồi chẳng mấy chốc đã khuất bóng sau những tòa nhà chót vót.
Châu Yến An lái xe đến vùng ngoại ô thưa thớt dân cư, nơi đây có đặt một căn cứ quân sự nhỏ.
Tra xét kỹ lưỡng, Châu Yến An xác nhận hàng rào quanh tường đã bị ngắt nguồn điện.

Anh leo vào trong, đi thẳng đến sân đỗ và lên máy bay trực thăng.
Phía sau đường băng là một số nhà kho có mái bằng màu xám – nơi chứa hàng loạt máy bay ch iến đấu V-5.

Đáng tiếc Châu Yến An không tìm được chìa khóa nhà kho chứ đừng nói đến mật khẩu đăng nhập vào hệ thống máy bay ch iến đấu, nên chỉ có thể dùng tạm bợ loại trực thăng vận chuyển này.
Cánh quạt quay nhanh, Châu Yến An dần dần lên cao.

Anh nhìn thành phố đang từ từ thu nhỏ trong mắt mình, bệnh viện nơi kia đã chìm trong hàng nghìn tòa cao ốc lặng phắt tự lâu.
Trong khoảng hai giờ tới, Châu Yến An sẽ đặt chân đến thành phố Bắc Sơn – thủ đô đất nước.
Sau đó, anh sẽ tìm một khu vực trọng yếu được gọi là đầu não quốc gia.

Nơi đó có những tòa nhà hùng vĩ – từng quy tụ nhiều chính trị gia sáng giá nhất cả nước – những người từng tranh luận và đưa ra các quyết định thận trọng vì bộ mặt quốc gia.

Hiện tại, các kế hoạch phát triển dài hạn của đất nước trong năm, mười hay thậm chí hai mươi năm tới và hằng hà kế hoạch chính trị chưa được công bố, đang cất giữ tại một trong những tòa nhà trống này.

Tất thảy những thứ đó đều liên quan mật thiết đến huyết mạch đất nước.
Có lẽ chẳng ai nghĩ đến điều này, và cũng có lẽ không ai thèm muốn nó cả.
Nhưng Châu Yến An – một quân nhân đã xuất ngũ từng hoạt động trong Binh chủng Đặc công trực thuộc Quân đội suốt bảy năm, đưa ra phán đoán bằng tất cả giác quan được tôi luyện lâu dài trên chiến trường, rằng anh buộc phải bảo vệ nơi này..